Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi lưu giữ ký ức thuở thiếu thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngôi nhà tranh, chiếc võng gai, khung cửi, hàng dâm bụt... là những hình ảnh thân thuộc ở Khu di tích Kim Liên (Nghệ An) - nơi gắn liền với ký ức thuở thiếu thời của Bác.

Lang Sen que Bac Ho anh 1

Khu di tích Kim Liên ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, gồm những địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê ngoại (làng Hoàng Trù) và quê nội làng Sen nơi Người đã sống những năm 1901 - 1906.

Lang Sen que Bac Ho anh 2

Từ thành phố Vinh, đi dọc theo quốc lộ 46 khoảng 15 km là tới làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Từ đầu làng là hàng xà cừ hàng chục năm tuổi xanh ngắt, rợp bóng.

Lang Sen que Bac Ho anh 3

Hàng xà cừ được người dân xã Kim Liên trồng dọc đường vào làng từ những năm 1960 của thế kỷ trước, sau lời kêu gọi Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua bao nhiêu năm, vượt qua thử thách thời gian và bao biến thiên lịch sử, hàng cây xà cừ trên quê hương Bác vẫn luôn xanh tốt.

Lang Sen que Bac Ho anh 4

Năm 1901, thân phụ Bác Hồ là cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, trở thành niềm vinh dự của gia đình, họ tộc và cả làng Sen. Dân làng Sen đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng vinh quy bái tổ. Cả gia đình đã từ làng Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) trở về sống tại làng Sen. Ngôi nhà này đã gắn với tuổi thơ Bác Hồ từ năm 1901 đến năm 1906 (trước khi theo cha vào Huế).

Lang Sen que Bac Ho anh 5

Dọc trên con đường vào quê nội của Người là hàng cây xanh mát, rợp bóng tre và cây xà cừ lớn.

Lang Sen que Bac Ho anh 6

Giếng Cốc là nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung thường ra lấy nước cho gia đình dùng, giúp cha đun nước pha chè… Ngày 16/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về thăm quê hương lần đầu. Sau khi đi từ nhà ông Phó bảng ra ngõ, bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa, Người hỏi bà con: "Giếng Cốc nay còn nữa không? Nước giếng Cốc trong và ngọt, nấu chè xanh và làm tương ngon nổi tiếng cả vùng!”.

Lang Sen que Bac Ho anh 7

Còn tại khu nhà ở làng Hoàng Trù, quê hương của thân mẫu Bác Hồ - cụ bà Hoàng Thị Loan. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung chào đời tại đây một sáng mùa hè năm 1890.

Lang Sen que Bac Ho anh 8

Phía trong ngôi nhà tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhiều kỷ vật gắn với cuộc đời Người được lưu giữ nguyên vẹn.

Lang Sen que Bac Ho anh 9

Những quyển sách hay nghiên bút của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc dạy học trò được lưu giữ cẩn thận.

Lang Sen que Bac Ho anh 10

Chiếc võng gai nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung nằm nghe tiếng à ơi của mẹ và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại.

Lang Sen que Bac Ho anh 11

Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba ngôi nhà ở quê ngoại Bác Hồ. Bà Hoàng Thị Loan dùng để dệt vải, dệt lụa nuôi cả nhà.

Lang Sen que Bac Ho anh 12

Mái tranh căn nhà ở quê nội Bác Hồ được làm từ tre và lá mía. Cứ hai năm, Ban Quản lý Khu di tích Kim Liên lại thay mái tranh một lần.

Lang Sen que Bac Ho anh 13
Tháng 5, các đầm sen ở quê Kim Liên, huyện Nam Đàn nở rộ tô điểm thêm cảnh sắc ở khu di tích.

Cận vệ của Bác Hồ và câu chuyện Bác 'lánh nhà' mỗi dịp sinh nhật

Bác Hồ muốn những người cận vệ, phục vụ bình đẳng với mình. Mỗi khi đi công tác, Bác mua quà chia cho mọi người và thường lánh khỏi nhà vào mỗi dịp sinh nhật để tránh chúc tụng...

Phạm Trường

Bạn có thể quan tâm