Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nỗi lo từ lâu của ông Putin

Dù ít có khả năng Ukraine gia nhập NATO trong tương lai gần, viễn cảnh về việc quốc gia Đông Âu này trở thành thành viên NATO và sự mở rộng của khối đủ để khiến Nga lo ngại.

Giữa cuộc khủng hoảng hiện nay, Nga đòi hỏi NATO cam kết vĩnh viễn không kết nạp Ukraine. Mặt khác, dù Kyiv từng nhiều lần bày tỏ mong muốn gia nhập khối, NATO hoàn toàn không có ý định gửi lời mời tham gia.

Giới chức NATO đề cập đến tình trạng tham nhũng của quan chức Ukraine, sự thiếu sót trong quốc phòng, cũng như việc nước này không thể kiểm soát hoàn toàn biên giới của mình.

Các đòi hỏi của ông Putin không chỉ liên quan tới vấn đề Ukraine gia nhập NATO. Ông còn phàn nàn về việc khối quân sự này đang tiến gần tới biên giới Nga. Theo ông, sự mở rộng của NATO trong thời gian qua giúp tăng cường an ninh của phương Tây, nhưng Nga là bên phải trả giá.

Theo Moscow, NATO cần phải có cam kết pháp lý về việc không kết nạp Kyiv. Trong khi đó, dù không có ý định đón nhận thêm Ukraine trong tương lai gần, NATO từ chối đòi hỏi này, trích dẫn nguyên tắc “Mọi quốc gia có quyền tự do lựa chọn liên minh”.

Nỗi lo Ukraine gia nhập NATO

Nga tuyên bố mọi động thái mở rộng về hướng đông của NATO sẽ là mối đe dọa đối với an ninh của quốc gia này. Washington và các đồng minh bác bỏ lập luận này, khẳng định “không thành viên NATO nào đe dọa tấn công Nga về quân sự”.

Bên cạnh đó, ông Putin muốn NATO giảm bớt sự hiện diện quân sự ở khu vực Đông Âu, bao gồm ba nước Baltic - Lithuania, Latvia và Estonia.

Mỹ không có sự hiện diện thường trực ở ba quốc gia này, nhưng có khoảng gần 200 quân đang hiện diện trong hoạt động luân chuyển, theo thông tin từ Lầu Năm Góc. Tổng thống Joe Biden cũng mới chấp thuận gửi thêm 3.000 quân tới Ba Lan, Romania và Đức.

quan he nga nato anh 1

NATO đang củng cố sườn phía đông trong bối cảnh tình hình tại Ukraine chưa hạ nhiệt. Ảnh: Reuters.

Nga cũng phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Romania và dự định lắp đặt hệ thống tương tự ở Ba Lan. Moscow lập luận những hệ thống này có thể trở thành vũ khí tấn công nhằm vào Nga.

Trong khi đó, Ukraine và Nga là hai nước có quan hệ lịch sử và văn hóa lâu đời. Ông Putin nhiều lần khẳng định Nga và Ukraine là “một dân tộc”. Theo quan điểm của nhiều người Nga, một diện tích lớn lãnh thổ Ukraine là một phần lịch sử của nước Nga và bị giao cho Kyiv dưới thời Xô Viết.

Ông Putin từng đề cập đến mối lo Ukraine sẽ sử dụng biện pháp quân sự để lấy lại bán đảo Crimea - cũng như vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai miền Đông - nếu nước này gia nhập NATO.

“Hãy tưởng tượng Ukraine trở thành thành viên NATO và triển khai các hoạt động quân sự này”, ông Putin nói. “Chúng ta có nên chiến đấu với NATO không? Đã ai nghĩ về trường hợp này chưa?”.

Trên thực tế, một số thành viên NATO cũng đã nghĩ đến viễn cảnh chiến tranh với Nga vì Ukraine. Theo quy định của NATO, cuộc tấn công vào một nước thành viên được coi là cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh.

Ukraine có khả năng gia nhập NATO hay không?

Trong tương lai gần, Ukraine gần như không có khả năng gia nhập NATO. Tuy vậy, mối quan hệ của khối quân sự trên với Kyiv đang trên đà phát triển, bắt đầu từ khi thiết lập Hiến chương NATO - Ukraine năm 1997.

Năm 2008, các nhà lãnh đạo NATO ra tuyên bố chung khẳng định Ukraine và Gruzia “sẽ trở thành thành viên NATO”. Tuy tuyên bố của NATO không nói rõ về thời điểm và cách thức, đây có thể là nguyên nhân chính cho sự lo ngại của Nga về triển vọng Kyiv trở thành một phần của liên minh.

quan he nga nato anh 2

Mối quan hệ giữa NATO và Ukraine khiến Nga lo ngại. Ảnh: Atlantic Council.

Mặt khác, cũng trong năm 2008, các nước NATO ký kết tuyên bố không kết nạp Ukraine và Gruzia vào chương trình “Kế hoạch Hành động Thành viên” (MSP) - điều kiện để trở thành thành viên chính thức.

Đức và Pháp kiên quyết phản đối việc chuẩn bị kết nạp Ukraine. Các thành viên khác cũng đồng thuận rằng Kyiv cần phải cải cách sâu rộng nếu muốn trở thành ứng viên gia nhập khối.

Những mâu thuẫn này đến nay vẫn chưa được giải quyết. Cánh cửa NATO vẫn chưa hẳn khép lại, nhưng trong thời gian tới, Ukraine chưa thể bước vào.

Dù vậy, điều này không thể giúp Ukraine tránh khỏi sự phản ứng mạnh từ Nga. Moscow khẳng định họ không có kế hoạch tấn công. Tuy vậy, trong những tháng qua, nước này huy động lượng lớn binh sĩ và khí tài dọc biên giới. Họ cũng đề ra nhiều yêu sách với Mỹ và phương Tây.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Nga hoàn toàn có khả năng tấn công Ukraine, thậm chí có đủ năng lực tiến hành một cuộc tấn công toàn diện và chiếm đóng thủ đô Kyiv.

Theo ông Putin, NATO đã “đi quá xa” khi cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho Ukraine, cũng như đóng quân tại các nước Đông Âu, động thái gây nên mối đe dọa trực tiếp tới Moscow.

Theo lý thuyết về “tính lưỡng nan an ninh”, khi một bên tăng cường an ninh của mình, các bên khác sẽ cảm thấy bị đe dọa, do đó dẫn đến sự mất an ninh của cả hai bên. Điều này có thể giải thích cho tình cảnh hiện nay tại châu Âu. Cuối cùng, chỉ có những nước nhỏ như Ukraine là nạn nhân lớn nhất.

Quan chức Ukraine: Đoạt lại Crimea bằng vũ lực là bất khả thi

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov tuyên bố việc sử dụng quân đội để chiếm lại bán đảo Crimea từ Nga không phải là lựa chọn thực tế.

Bloomberg đăng nhầm tin ‘Nga tấn công Ukraine’

Trang Bloomberg của Mỹ hôm 4/2 bất ngờ đăng tin “Nga tấn công Ukraine” trên trang chủ. Sau 30 phút, tin này bị gỡ xuống.

Việt Hà

Theo AP

Bạn có thể quan tâm