Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nợ xấu đủ xây 3 sân bay Long Thành

Đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) cho rằng trong số 600.000 tỷ nợ xấu có tới 90% là tiền của người dân, chỉ 10% tiền ngân hàng. Số nợ xấu đủ xây 3 sân bay Long Thành.

Sáng 7/6, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) hiến kế để giải quyết nợ xấu. Bà Khánh đề nghị Quốc hội yêu cầu ngân hàng báo cáo chi tiết tên của các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu.

Bà Khánh cũng cho rằng: “Đối với các khoản nợ xấu do thiên tai, thảm hoạ, đề nghị Quốc hội xem xét xoá nợ. Tuy nhiên, nếu như cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu thị cần 'truy tận gốc, trốc tận ngọn'. Theo đại biểu này, những ai gây ra nguy hiểm cho xã hội, thiệt hại cho Nhà nước thì phải đối mặt với Bộ luật Hình sự.

90% no xau la tien cua dan anh 1
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị Quốc hội xem xét xoá nợ phát sinh do thiên tai, thảm hoạ. Ảnh: Hiếu Duy.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An) cho biết trong quá trình làm việc liên quan đến các vụ án về xử lý nợ, ông thấy nhiều cảnh dở khóc dở cười.

“Người vay nợ thì tìm cách chây ì, lách luật. Chủ nợ chạy khắp nơi van xin con nợ trả nợ. Đến khi không được thì tìm đến công an tố cáo, nhưng công an lại hướng dẫn đến toà án, vì đó là quan hệ dân sự. Chủ nợ lại phải xếp hàng ở toà án mà không biết đến bao giờ mới đòi được nợ”, ông Cầu bày tỏ.

Lợi dụng quy định hiện hành, nhiều người tìm cách thoát tội bằng cách mỗi tháng trả nợ hai triệu đồng. Nếu tính đến số nợ hàng chục tỷ đồng, thì phải hơn 50 năm cũng chưa trả hết.

90% no xau la tien cua dan anh 2
Đại biểu Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Vietinbank. 

Ông Cầu cho rằng có hiện tượng đó là vì pháp luật chưa nghiêm minh. Do đó, điều quan trọng là phải đưa ra những quy định, chế tài nghiêm minh, hiệu quả.

Trong đó, đại biểu cũng nhấn mạnh ba nguyên tắc trong xử lý nợ xấu: Không dùng công quỹ trả nợ, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm, yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng quỹ trích lập dự phòng.

Đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) cho rằng trong số 600.000 tỷ nợ xấu có tới 90% là tiền của người dân, chỉ có 10% tiền ngân hàng. Do đó, giải quyết nợ xấu là bảo vệ những người dân gửi tiền, đưa 600.000 tỷ quay lại phục vụ nền kinh tế.

“Với chừng đó tiền, chúng ta xây dựng được ba sân bay Long Thành. Quốc hội bàn về việc giải phóng mặt bằng sân bay này hơn 20.000 tỷ đã thấy khó khăn rồi. Trong khi, đây là 600.000 tỷ”, ông Thắng nói.

Cuối buổi sáng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng giải trình những ý kiến của đại biểu xung quanh nghị quyết xử lý nợ xấu và dự thảo luật. Ông Lê Minh Hưng cũng đưa ra nhiều nguyên nhân nhằm lý giải tình trạng nợ xấu ở mức cao của nền kinh tế.

90% no xau la tien cua dan anh 3
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cam kết xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Ảnh: Quochoi.vn.

Ông Hưng dẫn một thống kê cho thấy từ năm 2011 đến 2015, mỗi năm có trên 63.000 doanh nghiệp giải thể, phá sản. Chính sách vĩ mô thiếu tính ổn định, cơ chế xử lý tài sản còn nhiều bất cập, khách hàng vay chây ì, trốn tránh trả nợ, mô hình tăng trưởng trong nhiều năm dựa vào tài trợ và vốn vay...

Trong khi đó, hàng loạt vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cho thấy quy trình tín dụng chưa mạnh mẽ khiến nhân viên ngân hàng lợi dụng kẽ hở trục lợi. Thống đốc cũng cam kết những vi phạm này đang và sẽ được xử lý nghiêm.

Trong thời gian qua, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố 95 vụ án kinh tế với gần 200 cán bộ ngân hàng, trong số đó, có rất nhiều người nắm vị trí chủ chốt, với mức phạt từ hơn 30 năm tù đến chung thân, tử hình.

Tiếp nhận ý kiến của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết sẽ bổ sung các nguyên tắc không sử dụng ngân sách nhà nước trong xử lý nợ xấu, xử lý nghiêm hành vi làm trái quy định của pháp luật hay bổ sung khái niệm nợ xấu vào nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội: Con số nợ xấu không bình thường

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc có nghị quyết xử lý nợ xấu là cần thiết nhưng không phải ban hành để hợp thức hóa cho các tổ chức vi phạm pháp luật.




Hà Hương

Bạn có thể quan tâm