Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Trộn chất cấm vào thức ăn phải bị xử như Minh Béo ở Mỹ'

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng phải xem xét xử lý hình sự hành vi cố ý trộn chất cấm giống như vụ xử tội ấu dâm của Minh Béo ở Mỹ, chỉ cần có ý định thôi là phải xử lý.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 5/6, Trưởng ban An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM Phạm Khánh Phong Lan cho rằng muốn xử phạt nặng vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thì phải cởi trói cho lực lượng thanh tra chuyên ngành.

Bà Lan cũng cho rằng phải xem xét lại về mặt quan điểm chế tài xử phạt hành vi vi phạm ATVSTP. Người trộn chất cấm vào thực phẩm tức là họ ý thức được hành vi, cố ý gây hại cho sức khoẻ cộng đồng. Do vậy, không cần đợi tới lúc nào có hậu quả vì nhiều khi thực phẩm nó không chết ngay.

"Chỉ cần có ý định tội phạm là phải xử được rồi. Thí dụ như vụ ấu dâm của Minh Béo, chỉ cần có ý định thôi, là người Mỹ đã xử”, bà Lan so sánh.

Xu ly hinh su hanh vi tron chat cam nhu toi au dam anh 1
Bà Phạm Khánh Phong Lan: "Nếu cố gắng mà không giải quyết được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì cũng nên nghỉ để người khác làm việc tốt hơn". Ảnh: Hiếu Duy.

Trưởng ban ATVSTP TP.HCM cũng bày tỏ quan điểm về tình trạng chồng chéo của các quy định và quy chuẩn kỹ thuật. “Không phải chỉ có nước mình mới tiêu thụ thực phẩm. Nếu bí quá thì sao chép luôn quy chuẩn của nước ngoài đi. Tại sao phải khó khăn như vậy, tôi không thể hiểu nổi”, đại biểu Lan nói.

Bà Lan cho biết rất nhiều mô hình quản lý thực phẩm, dược phẩm khá thành công trên thế giới để học hỏi như FDA ở Mỹ hay một số nước khác. Trong khi đó, phải xem lại việc quản lý bằng mô hình ba bộ của Việt Nam phù hợp không.

Theo bà, cần một cơ quan quản lý thống nhất ở góc độ quốc gia và Quốc hội phải xem xét vấn đề này áp dụng trong điều kiện Việt Nam.

“Hiện chúng ta có 59 thủ tục hành chính ở cấp trung ương và 47 thủ tục ở cấp địa phương. Nghe đã thấy mệt rồi. Nhiều doanh nghiệp than thở không biết chạy giấy tờ này ở đâu”, bà Phạm Khánh Phong Lan cho hay.

Bên cạnh đó, quản lý ATVSTP cũng phải chú ý đến hệ thống bếp ăn tập thể vì đây nguồn gây ra nguy cơ ngộ độc lớn, nhất là đối với trường học và khu công nghiệp. Bà Lan cho rằng phải làm rõ được trách nhiệm của ông chủ doanh nghiệp về sức khoẻ của người công nhân. Cũng như hệ thống giáo dục phải chịu trách nhiệm về sức khoẻ của học sinh.

Chia sẻ về những thí điểm tại Ban ATVSTP TP.HCM, bà Phong Lan cho biết theo quyết định của UBND TP.HCM, Ban sẽ thí điểm hoạt động trong 3 năm.

“Chúng tôi phải cố gắng hết sức mình. Tới giờ đó cố rồi vẫn không làm được thì cũng nên xin nghỉ để người khác làm tốt hơn”, bà Lan cho hay. 

Rượu giả để lại hậu quả lâu dài cho giống nòi người Việt

Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) nhận định công tác quản lý rượu, bia còn nhiều bất cập khiến rượu giả tràn ngập và để lại hậu quả lâu dài cho người Việt.


Hà Hương

Bạn có thể quan tâm