Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Đồng bào có khẩu súng kíp trong nhà là bình thường'

"Quy định như vậy thì nay mai già làng, trưởng bản dùng tiếng súng để báo trong đám hiếu đám tang có khi cả gia đình mấy chục người đi tù hết", đại biểu Giàng A Chu nói.

Chiều 2/6, Quốc hội thảo luận dự án Luật quản lý, sử dụng, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt giải trình các ý kiến nhận xét quy định về vũ khí thô sơ quá rộng.

Ông Việt cho rằng công tác bảo đảm an ninh, trật tự hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp, nổi lên là việc tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây án, chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Cam vu khi tho so,  dong bao dan toc pham luat het anh 1
Theo ông Võ Trọng Việt, dự thảo Luật không cấm cá nhân sở hữu đối với vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm. Ảnh: Quochoi.vn.

“Do đó, Nhà nước không nên khuyến khích cá nhân sở hữu những loại phương tiện, công cụ mà thuộc tính của nó luôn luôn nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng con người, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho phép giữ quy định cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ”.

Tuy nhiên, ông Việt khẳng định “dự thảo Luật không cấm cá nhân sở hữu đối với vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo nhưng phải thực hiện việc khai báo để quản lý theo quy định tại Điều 31 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý”.

Đại biểu Giàng A Chu (Yên Bái) cho rằng Luật quy định về vũ khí thô sơ, vật liệu nổ đã không tính đến khía cạnh văn hoá của nó. Đại biểu cho rằng, đồng bào dân tộc thiểu số dùng tiếng nổ trong một số phong tục tập quán. Cụ thể, họ dùng tiếng súng để báo tin khi một người có uy tín trong cộng đồng qua đời.

"Nếu chúng ta quy định như vậy thì nay mai nếu già làng, trưởng bản dùng tiếng súng để báo trong đám hiếu đám tang thì sau đám tang có khi cả gia đình mấy chục người đi tù hết. Cho nên quy định như vậy không ổn”, đại biểu Giàng A Chu nói và tha thiết đề nghị Quốc hội đưa một điều khoản về việc sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ vì mục đích văn hóa.

Cam vu khi tho so,  dong bao dan toc pham luat het anh 2
Đại biểu Giàng A Chu. Ảnh: Quochoi.vn.

“Chúng ta đón nguyên thủ quốc gia còn bắn mấy chục phát súng đại bác. Tiếng nổ thì có vấn đề gì ghê gớm đâu. Mà chuyện đồng bào có khẩu súng kíp trong nhà là chuyện thường, không hoàn toàn là để gây ra guy hiểm cho cộng đồng”, ông Chu nói thêm.

"Bây giờ văn minh hiện đại quá, chứ ngày xưa thì thật các đồng chí là đi thăm nương nếu không có súng thì cũng phải có một cái mõ để mà gõ. Phòng khi có con khỉ xuất hiện thì gõ nó còn chạy. Chứ tôi ví dụ có con khỉ chạy quanh cái hội trường này thì đoàn chủ tịch sẽ làm kiểu gì đây?”, đại biểu tỉnh Yên Bái chia sẻ. 

Đồng tình với đại biểu Giàng A Chu, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) cho rằng cần cân nhắc quy định khi bà con dân tộc thiểu số vẫn sử dụng dùng vũ khí thô sơ.

Đại biểu Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) cũng cho rằng quy định về vũ khí thô sơ quá rộng. “Thực tế, có nhiều loại vũ khí thô sơ được bà con sử dụng trong lao động sản xuất, tập võ. Cần có quy định phù hợp để không ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân”, ông Hà nói.

4 bộ trưởng cùng Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi đến đại biểu danh sách báo cáo nội dung chất vấn dự kiến trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.


Hà Hương

Bạn có thể quan tâm