Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nợ công toàn cầu sẽ lập kỷ lục vì sức ép từ xung đột Nga - Ukraine

Nợ công toàn cầu có thể tăng lên mức kỷ lục trong năm nay, một phần do xung đột ở Ukraine tạo sức ép cho các chính phủ phương Tây vay nợ nhiều hơn để tăng chi tiêu quốc phòng.

CNBC đưa tin theo một báo cáo vừa được tập đoàn quản lý tài sản Janus Henderson công bố, nợ công toàn cầu dự kiến tăng 9,5% lên mức kỷ lục 71.600 tỷ USD. Phần lớn quốc gia trên thế giới sẽ tăng vay nợ.

Năm ngoái, nợ công toàn cầu tăng 7,8% lên 65.400 tỷ USD. Mọi quốc gia được Janus Henderson khảo sát đều tăng vay nợ. Trong khi đó, chi phí vay giảm xuống mức thấp kỷ lục 1.010 tỷ USD. Lãi suất thực tế 1,6%.

Nhưng vào năm 2022, chi phí vay sẽ tăng lên đáng kể lên 1.160 tỷ USD.

No cong toan cau anh 1

Nợ công toàn cầu dự kiến tăng 9,5% lên mức kỷ lục 71.600 tỷ USD trong năm nay. Đà tăng được dự báo sẽ không sớm kết thúc. Ảnh: Reuters.

Nợ công toàn cầu đạt kỷ lục

Anh sẽ chịu tác động đáng kể bởi việc tăng lãi suất và ảnh hưởng của lạm phát đối với số lượng lớn khoản nợ có liên quan. Cùng với đó là chi phí của các động thái thắt chặt định lượng của Ngân hàng Trung ương Anh.

"Đại dịch đã tác động lớn đến các khoản nợ công. Ảnh hưởng sẽ kéo dài một thời gian", bà Bethany Payne - Giám đốc danh mục đầu tư trái phiếu toàn cầu tại Janus Henderson - bình luận.

"Xung đột ở Ukraine cũng tạo sức ép cho các chính phủ phương Tây vay nợ nhiều hơn để tăng chi tiêu quốc phòng", bà nói thêm.

Đại dịch đã tác động lớn đến các khoản nợ công. Xung đột ở Ukraine cũng tạo sức ép cho các chính phủ phương Tây vay nợ nhiều hơn để tăng chi tiêu quốc phòng

Bà Bethany Payne, Giám đốc danh mục đầu tư trái phiếu toàn cầu tại Janus Henderson

Đức tuyên bố sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên hơn 2% GDP và cam kết tài trợ 100 tỷ EUR (110 tỷ USD) cho các lực lượng vũ trang của nước này.

Theo báo cáo mới của ​​S&P Global Ratings, các khoản nợ công mới dự kiến đạt 10.400 tỷ USD vào năm 2022, cao hơn 1/3 so với mức trung bình trước đại dịch.

"Chúng tôi cho rằng việc tăng nợ sẽ tiếp diễn bởi nhu cầu đảo nợ cao, những thách thức trong việc bình thường hóa các chính sách do đại dịch, lạm phát tăng cao và những vấn đề địa chính trị", chuyên gia phân tích tín dụng Karen Vartapetov của S&P Global Ratings nhận định.

Báo cáo nhấn mạnh rằng những tác động của cuộc xung đột ở Ukraine sẽ gia tăng sức ép cho các chính phủ. Đáng nói, nợ công tăng cao khi những điều kiện tài chính đang được thắt chặt. Điều này có thể đẩy chi phí vay nợ lên cao.

Đó sẽ là vấn đề lớn với các quốc gia vẫn đang chật vật vực dậy nền kinh tế và giảm phụ thuộc vào những nguồn tài chính ngoại tệ.

Còn ở những nền kinh tế tiên tiến, chi phí đi vay dự kiến tăng nhưng vẫn ở mức cho phép. Bởi theo S&P, các chính phủ còn thời gian điều chỉnh ngân sách và tập trung vào việc đổi mới những chính sách kích thích tăng trưởng.

Cơ hội đầu tư

Vào thời kỳ đầu của đại dịch, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đồng loạt hạ lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Nhưng giờ, theo Janus Henderson, Mỹ, châu Âu, Anh, Canada và Australia đang tìm cách thắt chặt các chính sách nhằm đối phó với tình trạng lạm phát tăng nóng. Còn Trung Quốc - nền kinh tế thứ 2 thế giới - vẫn tìm cách kích thích tăng trưởng bằng những chính sách nới lỏng hơn.

Trong một tuyên bố hôm 29/3, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế.

"Những thách thức đối với nền kinh tế đang ngày càng gia tăng, trong khi giới chức Trung Quốc vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng cả năm. Do đó, chúng tôi cho rằng việc tăng cường hỗ trợ chính sách là rất cấp thiết", các nhà kinh tế của Goldman Sachs nhận định.

Theo bà Payne tại Janus Henderson, sự khác biệt này đem đến cơ hội cho các nhà đầu tư. Bà cho rằng nhà đầu tư nên đổ tiền vào những trái phiếu chính phủ ngắn hạn, ít chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện thị trường.

"Thứ nhất là Trung Quốc, đất nước đang theo đuổi các chính sách tiền tệ nới lỏng", bà Payne bình luận.

No cong toan cau anh 2

Khác với các nước khác trên thế giới, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn tìm cách kích thích tăng trưởng kinh tế bằng những chính sách nới lỏng hơn. Ảnh: Reuters.

"Thứ hai là Thụy Sĩ, quốc gia không chịu nhiều áp lực lạm phát, bởi năng lượng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong rổ hàng hóa CPI (chỉ số giá tiêu dùng). Thêm vào đó, Thụy Sĩ đã thắt chặt các chính sách nhưng chậm hơn Ngân hàng Trung ương châu Âu", bà nói thêm.

Ngoài ra, theo bà, các trái phiếu ngắn hạn hấp dẫn hơn những trái phiếu dài hạn, rủi ro cao. "Khi lãi suất và lạm phát tăng cao, mọi người thường bỏ qua những khoản đầu tư có thu nhập cố định, nhất là khi định giá trái phiếu tương đối cao", bà Payne nhận định.

"Nhưng định giá của nhiều loại tài sản khác thậm chí còn cao hơn. Trong khi đó, tỷ trọng trái phiếu chính phủ trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư vẫn còn tương đối thấp. Do đó, đây cũng là một lựa chọn phù hợp để đa dạng hóa danh mục", bà nói thêm.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia, thị trường chủ yếu định giá theo kỳ vọng lạm phát cao hơn. Nhờ đó, nhà đầu tư mua trái phiếu vào thời điểm hiện tại sẽ nhận được lợi suất cao hơn cách đây vài tháng.

EU chia rẽ về lệnh cấm vận dầu khí Nga

Châu Âu đang thảo luận về lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga. Nhưng với khối này, đó là một quyết định không dễ dàng.

Dầu tăng giá vì lo ngại EU bổ sung đòn trừng phạt Nga

Giá dầu tăng cao do những lo ngại về việc châu Âu thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên, giá vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh hồi tháng trước.

Dong USD len dinh 13 thang hinh anh

Đồng USD lên đỉnh 13 tháng

0

Chỉ số USD-Index vừa chạm mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Trong nước, giá giao dịch đồng bạc xanh tại các ngân hàng thương mại cũng tăng kịch trần cho phép.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm