Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vũ khí Mỹ khiến phiến quân Hồi giáo khiếp sợ

Khi phát động cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, Tổng thống Barack Obama khẳng định sự tham chiến của Mỹ chủ yếu bằng sức mạnh không quân.

Một cuộc diễn tập không kích của quân đội Mỹ. Ảnh minh họa: army.mil
Một cuộc diễn tập không kích của quân đội Mỹ. Ảnh minh họa: army.mil

Trang National Interest điểm qua một số vũ khí chủ lực mà Mỹ đang và có thể sử dụng trong chiến dịch chống phiến quân Hồi giáo.

Máy bay không người lái (UAV)

Những chiếc UAV đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo của Tổng thống Barack Obama. Ngoài sức mạnh tấn công, UAV có thể cung cấp cho giới chức quân sự Mỹ những thông tin tình báo quan trọng về việc bố trí binh sĩ, sức mạnh và sự di chuyển của phiến quân. Do vậy, UAV có thể khống chế khả năng hoạt động tự do của Nhà nước Hồi giáo ngay tại sào huyệt hoặc những địa phương mà nhóm này chiếm giữ.

UAV cũng là công cụ xác minh tuyên bố của phiến quân gần đây về việc triển khai vũ khí bắn hạ máy bay đánh cắp từ quân đội Iraq, để chống trả những cuộc không kích của phương tây ở bắc Iraq.

Phiến quân Hồi giáo tung video đe dọa tấn công Mỹ

Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã đăng tải video đe dọa tấn công Nhà Trắng sau khi Mỹ quyết định mở rộng không kích tại sào huyệt phiến quân ở Syria.

Máy bay ném bom xuất kích từ tàu sân bay

Cuộc không kích đầu tiên chống phiến quân Hồi giáo do những chiếc F/A-18 Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush thực hiện. 

Chiến đấu cơ xuất kích từ tàu sân bay tỏ ra đặc biệt hữu dụng trong các cuộc không kích vì chúng không gây ra nhiều tranh cãi chính trị. Để tiến hành không kích, các nước đồng minh phải cấp quyền bay ngang không phận cho máy bay Mỹ. Do vậy, máy bay xuất phát từ tàu sân bay ít rủi ro hơn so với yêu cầu tiếp cận trực tiếp vào các căn cứ quân sự.

Máy bay F/A-18 Harnets. Ảnh: wikipedia
Máy bay F/A-18 Hornet. Ảnh: wikipedia

F/A-18 không phải là máy may chiến đấu trên tàu sân bay duy nhất tham gia không kích. Phi công của đội thủy quân lục chiến từng lái những chiếc AV-8B cất cánh từ tàu sân bay USS Bataan trong chiến dịch tấn công sào huyệt phiến quân gần đập Haditha. Tùy vào chiến dịch kéo dài bao lâu, hải quân Mỹ sẽ sử dụng các tàu Bataan và George H.W. Bush hoặc đội tàu mới. Gần đây, Pháp tuyên bố sẽ triển khai tàu Charles De Gaulle chở các máy bay ném bom Rafale tham chiến.

Máy bay chiến đấu xuất phát từ mặt đất

Mỹ đã triển khai một số máy bay xuất phát từ mặt đất như F-15E Eagle tham gia không kích sau khi cân nhắc các hạn chế của tàu sân bay cũng như mong muốn tham gia chiến dịch của tất cả lực lượng trong quân đội Mỹ. 

Mỹ có thể bắt đầu sử dụng các căn cứ của chiến binh người Kurd tại Iraq để đẩy mạnh tiến độ không kích và phản ứng nhanh của máy bay. Tuy nhiên, do nhiều lí do chính trị nên Mỹ cố gắng giữ bí mật việc triển khai các chiến đấu cơ này.

Lực lượng đặc nhiệm

Máy bay không người lái, máy bay do thám và các vệ tinh đã cung cấp lượng thông tin tình báo rất quan trọng về kế hoạch triển khai quân của Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, những chiến binh giàu kinh nghiệm có thể lợi dụng kẽ hở trong vùng giám sát của Mỹ để di chuyển và che giấu hoạt động. 

Do vậy, đội đặc nhiệm có thể phát huy chuyên môn để xác định cách thức Mỹ nên tấn công các cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo như thế nào, đồng thời hỗ trợ hoạt động của binh sĩ đồng minh (như lực lượng người Kurd, quân đội Iraq hoặc Syria) trong khu vực của họ.

Trung đoàn Biệt Kích Đêm chuyên giải cứu con tin Mỹ

Trung đoàn không vận đặc biệt 160 với mật danh Biệt Kích Đêm thường xuyên đảm trách những nhiệm vụ nguy hiểm của quân đội Mỹ ở sâu trong lòng địch.

Việc dựa vào lực lượng đồng minh địa phương để kiểm soát bầu trời có thể phát sinh một số vấn đề. Quân đội sở tại chắc chắn không thể bì kịp về sức mạnh vũ khí và tổ chức chiến đấu của Mỹ, do đó sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. Quan trọng hơn, các đồng minh địa phương có thể có lợi ích mâu thuẫn với Mỹ, như mục tiêu giành ưu thế trước kẻ thù tại những mặt trận mà Mỹ không muốn chiến đấu.

Tổng thống Barack Obama khẳng định sẽ không triển khai lực lượng bộ binh tham chiến chống phiến quân Iraq. Hiện tại, vai trò chính thức của bộ binh Mỹ tại Iraq chỉ giới hạn ở việc tham vấn và đào tạo kỹ năng. Tuy nhiên, Mỹ đã triển khai đội đặc nhiệm để giải cứu các con tin mà phiến quân Hồi giáo bắt cóc ở Syria. Khi Mỹ chuyển sang tấn công trực diện, chắc chắn vai trò đáng tin cậy của lực lượng đặc nhiệm sẽ tăng lên.

Một chiến đấu cơ F-15 nhận nhiên liệu tiếp tế từ máy bay KC-135. Ảnh: CMS
Một chiến đấu cơ F-15 nhận nhiên liệu tiếp tế từ máy bay KC-135. Ảnh: CMS

Máy bay tiếp nhiên liệu

Một phần quan trọng trong chiến dịch không kích của Mỹ phụ thuộc vào phi đội tiếp nhiên liệu trên không. Mỹ đã triển khai các máy bay KC-135 ngay sau khi Tổng thống Obama quyết định không kích phiến quân.  

Vai trò của những chiếc KC-135 khá thầm lặng. Tuy nhiên, trong một chiến dịch hạn chế sử dụng lực lượng mặt đất, những máy bay tiếp dầu góp phần quan trọng để các máy bay Mỹ và đồng minh duy trì hoạt động trên không, đặc biệt khi quyết định mục tiêu không kích phụ thuộc lớn vào thông tin tình báo thu thập trực tiếp. Do vậy, máy bay tiếp dầu giúp các chiến đấu cơ kéo dài thời gian hoạt động, tấn công mục tiêu hoặc huy động hỗ trợ.

'Thợ săn đêm' Mi-28N sắp tấn công phiến quân Hồi giáo

Trực thăng tấn công Mi-28N được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh có biệt danh "Thợ săn đêm" và sẽ là công cụ đặc lực để khuất phục Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm