Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc đời điệp viên hai mang của CIA và al-Qaeda

Hai thế giới, hai thân phận và cái chết luôn rình rập. Đó là cuộc sống của Morten Storm, một phần tử Hồi giáo cực đoan trở thành điệp viên cho Mỹ trong hang ổ của al-Qaeda.

Morten Storm: Điệp viên bên trong al-Qaeda cho CIA. Ảnh: CNN

Cuộc đời của Storm giống như một cuốn tiểu thuyết trinh thám và ông kể về cuộc đời trong cuốn sách: "Điệp viên Storm: Cuộc sống bên trong al-Qaeda và CIA". Đồng tác giả của cuốn sách hai nhà phân tích về khủng bố của CNN.

"Tôi có nhiều tên, nhiều thân phận. Tôi vừa là Morten Storm, Murad Storm vừa là Abu Osama, Abu Mujahid."

Storm kể rằng các lãnh đạo cấp cao của al-Qaeda hết sức tin tưởng ông. Họ từng nhờ ông tìm một người vợ châu Âu cho một thủ lĩnh khủng bố và trong suốt thời gian đó ông làm việc cho các cơ quan tình báo phương Tây.

"Trong suốt nửa thập kỷ, tôi qua lại giữa hai thế giới và hai thân phận. Khi một trong hai thân phận đó bại lộ, cái giá tôi phải trả là mạng sống. Tôi sống giữa một thế giới vô thần và một thế giới Hồi giáo cực đoan, giữa tiếng Anh và tiếng Ả rập. Đó là cuộc sống giống như một người tâm thần phân liệt", Storm viết trong cuốn sách.

Tuổi thơ

Storm bắt đầu cuộc hành trình đầy sóng gió từ một thị trấn yên bình mang tên Korsor ở Đan Mạch, nơi các cậu bé thoải mái nô đùa trên những bãi đất trống và Storm luôn nhớ về quãng thời gian ông vui chơi trong rừng hay trên bãi biển. Ông cũng nhớ về quãng thời gian gia đình sống chật vật khi thiếu vắng người cha.

Storm bắt đầu vướng vào các rắc rối khá sớm. Ở tuổi vị thành niên, Storm tham gia vào nhóm cướp có vũ trang và sống nhờ nghề đó.

"Đối với tôi, đánh đấm là cách để tôi trút giận", Storm nói. Vào dịp sinh nhật lần thứ 18, Storm vào tù. Sau khi ra tù, Storm gia nhập một nhóm có tên Bandidos và luyện tập cơ bắp. Cuộc đời cậu trôi về một hướng đen tối rất nhanh.

Phát hiện "chân lý"

Cuộc đời của Storm thay đổi sau khi cậu đọc cuốn sách về cuộc đời của Tiên tri Mohammed trên một kệ sách khuất nẻo trong thư viện Korsor.

"Cuốn sách đã thay đổi cuộc đời tôi. Nó nói với tôi rằng đây là chân lý. Tôi đã tìm thấy chân lý", ông nói.

Storm đổi tên thành Murad Storm rồi tới Yemen, học tiếng Arab và trở thành người truyền bá đạo Hồi nghiêm ngặt, không khoan nhượng.

Đầu tiên, Storm hướng vào thế giới thánh chiến. Ông sát cánh với Nagieb Khaja, một nhà báo Đan Mạch muốn quay một bộ phim về các chiến binh thánh chiến ở Yemen.

Sau đó Storm kết bạn với Anwar al-Awlaki, giáo sĩ Mỹ gốc Yemen. Anwar từng nắm vị trí then chốt của al-Qaeda tại bán đảo Arab và là mục tiêu quan trọng của Mỹ.

"Họ ngồi đó cười đùa, kể chuyện về những thứ họ mất ở các nước phương Tây. Họ nói rất nhiều về thánh chiến và một lần nữa Storm chứng tỏ anh ấy là một phần tử cực đoan nhưng Storm phải nhún nhường trước Anwar al-Awlaki. Al-Awlaki yêu cầu Storm bình tĩnh", Khaja nói về Storm và al-Awlaki.

ksjfkj
Một ảnh của Morten Storm trên mạng xã hội. Ảnh: Twitter

Không nản lòng, Storm quyết định tham gia nhóm chiến binh thánh chiến ở Somalia. Tuy nhiên, đến phút chót ông nhận một cuộc gọi. Người ta nói ông dừng thánh chiến vì tình hình tại hiện trường đang quá nguy hiểm.

"Tôi đã vô cùng thất vọng và tổn thương, cảm thấy bị phản bội", Storm nói với CNN. Từ sự thất vọng, Storm bắt đầu chuyển sang nghi ngờ.

Chuyển phe

Ngồi trước máy tính, Storm gõ ra những điều lo ngại. Ông nhấn nút Enter và thấy hàng loạt trang web nói về những mâu thuẫn trong kinh Koran.

"Tôi mất một thời gian để nghiên cứu những điều này và khi tôi kết luận rằng rất nhiều mâu thuẫn tồn tại trong kinh Korran thì tôi hoàn toàn mất niềm tin. Từ đó trong lòng tôi không còn là một người Hồi giáo nữa, đạo Hồi không còn là đức tin của tôi nữa", ông nói.

Sau đó ông liên lạc với các điệp viên tình báo Đan Mạch và nói rằng ông muốn một công việc mới. Không còn là người Hồi giáo, Storm nói ông muốn tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố.

Các điệp viên lập tức giao việc cho Storm. Sự thành công của ông, theo chính ông nói, là do Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) chú ý tới ông sớm.

Hans Jorgen Bonnichesen, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Đan Mạch (PET), nói: "Storm quả thật là một điệp viên vô cùng có giá trị. Anh đã tiếp cận những nguồn tin mà chúng tôi rất muốn".

Là một người Đan Mạch, Storm leo vững chắc từng bước như tổ tiên người Viking của ông, và đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của làng tình báo vào thời điểm đó: một điệp viên hai mang có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda.

CIA nhiều lần từ chối yêu cầu xác thực câu chuyện của Storm. Các quan chức Đan Mạch cũng chưa từng khẳng định cũng như phủ định những lời kể của ông.

"Với sự may mắn cực lớn, ông ấy đã tới rất nhiều nơi, gặp đúng những người cần gặp. Tôi không nghĩ chúng ta có thể gặp nhiều người như ông ấy, loại người có thể đáp ứng được mọi yêu cầu. Ông ấy rất giỏi", Magnus Ranstorp, một trong các chuyên gia hàng đầu về chống khủng bố ở bán đảo Scandinavia, nói về Storm.

Người mai mối

Nhập môa tả cho ảnh
Thủ lĩnh khủng bố Anwar al-Awlaki và người vợ châu Âu do Storm mai mối. Ảnh: Nypost

Thân phận của Storm đã được cả hai bên thẩm định khi al-Awlaki yêu cầu ông tìm một người vợ châu Âu tóc vàng để al-Awlaki cưới làm vợ ba. 

Storm tìm thấy Irena Horak, một người Croatia, vừa cải đạo sang đạo Hồi và đổi tên thành Aminah. Kế hoạch là một cái bẫy trăng mật đơn giản. Người phụ nữ tóc vàng trở thành mồi nhử, một vật hiến tế để thu hút và tiêu diệt một thủ lĩnh al-Qaeda mê gái.

Thông qua Storm, al-Awlaki và Aminah trao đổi email và các video. Họ đồng ý kết hôn. 

Về các rắc rối, Storm nói ông sẽ nhận 250.000 USD khi Aminah tới Yemen mà không biết cô đang mang theo chiếc valy có chứa thiết bị theo dõi bí mật.

Sau đó ông nhận thư của al-Awlaki. Y nói rằng y đã cưới Aminah và cô gái tuyệt vời hơn cả mong muốn. Tuy nhiên, Storm cũng nhận email của Aminah. Cô viết rằng al-Awlaki yêu cầu cô vứt vali trước khi gặp nhau. Cô đã bỏ lại vali với thiết bị theo dõi. Các điệp viên CIA đã rất giận dữ: "Điệp viên Mỹ từ chối trao đổi với tôi trong suốt 6 tháng".

Tuy nhiên, sau đó họ lại liên hệ với ông. Họ cần mọi manh mối về al-Qaeda và tiếp tục cần sự giúp đỡ của Storm, hứa trả cho ông 5 triệu USD cho thông tin có thể giúp họ bắt hoặc tiêu diệt al-Awlaki.

Công khai 

Al-Awlaki chết trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ vào năm 2011. Vợ của y, Aminah, liên lạc với Storm qua email và nói với ông rằng cô muốn trở thành người đánh bom cảm tử nhưng đã bị từ chối. CNN đã cố gắng tiếp cận với Aminah qua gia đình của cô nhưng không thành. Ngoài ra, các một quan chức chống khủng bố của châu Âu nói với CNN rằng nhà chức trách đã cảnh báo Aminah có thể là một mối nguy hiểm.

Tuy nhiên, Storm khẳng định rằng chính ông đã giúp Mỹ tìm thấy al-Alwaki. Nhưng trong một đoạn hội thoại do Storm ghi âm tại một khách sạn cũng trong năm đó, một người Mỹ khẳng định nhiều nguồn tin tình báo đã giúp họ lần ra manh mối của thủ lĩnh khủng bố. Điểm mấu chốt là: Storm sẽ không được trả 5 triệu USD theo lời hứa của Washington.

Quan hệ của Storm với các điệp viên xấu dần và cuối cùng ông chấm dứt làm việc cho CIA cũng như Cơ quan Tình báo Đan Mạch (PET).

Sau đó, ông được trả tiền để giữ im lặng khi có ý định công khai câu chuyện của ông. Storm nói rằng PET muốn trả ông 1,5 triệu krone (260.000 USD) trong vòng 5 năm. Ông cũng nói với truyền thông Đan Mạch rằng PET đồng ý để ông không phải nộp thuế cho số tiền.

Tuy nhiên, Storm từ chối vì PET phá vỡ lời hứa với ông, bao gồm việc cung cấp giấy tờ thường trú cho người vợ nước ngoài của ông.

Sau nhiều năm sống trong nhiều vỏ bọc khác nhau, nhiệm vụ nguy hiểm nhất ông phải thực hiện có thể đang chờ đợi ở phía trước: giữ mạng sống.

Ông đang lẩn trốn sau khi các chiến binh đạo Hồi, những người từng là đồng đội của ông, muốn giết ông. Những lời đe dọa ngày càng rõ ràng trong năm ngoái khi các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria công bố đoạn video với ảnh treo ông lên tường.

"Họ cứa cổ hoặc chặt đầu, hoặc họ bắn rồi treo bạn lên và đóng đinh bạn. Tôi cũng sẽ bị hành quyết như vậy", ông nhận định.

Phiến quân Hồi giáo hành quyết con tin người Anh

Lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo tại Iraq vừa công bố đoạn video về vụ hành quyết một nhân viên cứu trợ người Anh hôm 13/9.

Những trùm khủng bố bị Mỹ săn lùng gắt gao nhất

Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) liên tục khiến dư luận dậy sóng trong thời gian qua với những vụ chặt đầu tàn bạo, khiến Mỹ phải treo thưởng 10 triệu USD để "lấy đầu" thủ lĩnh IS.

Phương Hà

Bạn có thể quan tâm