Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những nhân tố then chốt trong cuộc chiến Syria

Kể từ đợt biểu tình chống chính phủ tháng 3/2011, cuộc chiến Syria đã biến thành xung đột phức tạp kéo theo nhiều phía tham gia, từ địa phương, khu vực tới quốc tế.

Syria chia năm xẻ bảy vì toan tính của các cường quốc Bước sang năm thứ 7 nội chiến, Syria bị chia thành nhiều khu vực dưới sự kiểm soát của nhiều lực lượng quân sự, tất cả đều được hậu thuẫn và tài trợ bởi các cường quốc bên ngoài.

AFP điểm qua những lực lượng tham gia vào cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng của hơn 350.000 người.

Chính phủ Syria và đồng minh

Quân đội gồm 300.000 binh sĩ của Syria trước cuộc chiến đã bị giảm còn một nửa bởi thương vong, đào ngũ và trốn quân dịch. Lực lượng này được củng cố lên con số 200.000 với 8.000 binh sĩ từ phong trào Hezbollah, cũng như từ Iran, Iraq và Afghanistan.

Tháng 9/2015, Nga, cường quốc hậu thuẫn chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, thực hiện chiến dịch không quân giúp Damascus phục hồi những địa điểm trọng yếu, trong đó có thành phố lớn thứ hai đất nước này là Aleppo và khu vực nổi loạn Đông Ghouta ngoại ô Damascus.

Iran cũng đã hỗ trợ đáng kể tài chính và quân sự cho chính quyền al-Assad.

Chính phủ Syria hiện nắm giữ các thành phố lớn Damascus, Aleppo, Homs và Hama, và khoảng 70% dân số sống trong các khu vực này.

cuoc chien Syria anh 1
Một phụ nữ với chân dung Tổng thống al-Assad trong khi tập hợp tại thủ đô Damascus để lên án cuộc tấn công hôm 14/4 của liên quân Mỹ, Anh, Pháp vào Syria. Ảnh: AFP

Lực lượng nổi dậy

Phe đối lập của Syria bao gồm nhiều phe phái, trong đó có những phiến quân và các nhóm Hồi giáo trung hòa. Lực lượng này đã giảm còn khoảng 100.000 chiến binh bởi chính phủ chiếm lại lãnh thổ hoạt động.

Phiến quân từng tập hợp dưới cờ Quân đội Tự do Syria (FSA) để chống chế độ nhưng hiện đã tan vỡ.

Kể từ giữa tháng 2, một loạt nhóm nổi dậy đã mất căn cứ một thời tại Đông Ghouta, nằm ở rìa thủ đô Damascus.

Các chiến binh Hồi giáo

Hai lực lượng thánh chiến lớn đối địch nhau hiện hoạt động tại Syria là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Hayat Tahrir al-Sham.

IS nổi lên từ cuộc chiến ở Syria và nước láng giềng Iraq, chiếm được nhiều vùng đất của cả hai quốc gia vào giữa năm 2014.

Tổ chức này tuyên bố thành lập một "vương quốc Hồi giáo", hành động tàn bạo, tự tay thực hiện hoặc là nguồn cảm hứng cho những vụ tấn công chết người trên khắp thế giới.

IS đã phải chịu những tổn thất lớn về lãnh thổ dưới áp lực từ liên minh các chiến binh người Kurd và Arab do Mỹ hậu thuẫn, cũng như từ các cuộc tấn công của Nga.

Trong khi đó, liên minh Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham kiểm soát hầu hết tỉnh phía tây bắc Idlib. Liên minh này chủ yếu bao gồm chiến binh của một nhóm tách ra từ al-Qaeda vào tháng 7/2016.

cuoc chien Syria anh 2
Người dân Syria sơ tán khỏi một vùng chiến sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd. Ảnh: AFP.

Người Kurd

Người Kurd ở Syria tránh xung đột giữa chính phủ và lực lượng vũ trang đối lập và hiện kiểm soát vùng bán tự trị tại phía bắc và đông bắc Syria.

Lực lượng của họ - các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) là đối tác quan trọng của liên minh chống IS do Mỹ lãnh đạo và tạo thành xương sống của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), liên minh giữa các chiến binh người Kurd và Arab.

Từ tháng 1, YPG cũng đã chiến đấu với các lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây bắc Syria, khiến SDF rút bớt nhân lực khỏi cuộc chiến chống các phần tử khủng bố ở phía đông đất nước.

Các chiến binh theo Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước đã tràn qua khu vực cũ của người Kurd là Afrin ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, và Ankara đã đe dọa sẽ đẩy mạnh cuộc chiến ở phía đông.

Tuy nhiên, YPG vẫn kiểm soát 28% lãnh thổ Syria, bao gồm phần lớn biên giới phía bắc với Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 15% dân số Syria sống dưới sự cai trị của người Kurd.

Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Qatar

Ba quốc gia này đã cung cấp hỗ trợ quân sự và tài chính cho quân nổi dậy chống Tổng thống al-Assad.

Vai trò của Riyadh và Doha hiện giảm xuống và Ankara dẫn đầu như nguồn ủng hộ quốc tế của lực lượng đối lập tại các cuộc đàm phán kết thúc xung đột.

Năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp chặt chẽ với Iran và Nga để thiết lập 4 "vùng an toàn" tại Syria.

Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu chống cả IS và lực lượng người Kurd mà họ cáo buộc là "khủng bố", chủ yếu là ở Afrin. Các chiến binh này cũng hiện diện tại Idlib.

cuoc chien Syria anh 3
(Từ trái qua) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May. Rạng sáng 14/4, liên quân Mỹ, Anh và Pháp đã tiến hành cuộc không kích bằng tên lửa nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Syria.  Ảnh: AFP.

Liên minh quốc tế

Kể từ năm 2014, liên minh do Mỹ lãnh đạo đã thực hiện nhiều cuộc không kích nhằm mục tiêu IS và những phần tử thánh chiến khác ở Syria. Liên minh bao gồm Anh, Pháp, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ cùng Australia, Bahrain, Canada, Jordan, Hà Lan và UAE.

Liên minh đã giúp SDF tiến vào Raqqa chiếm lại khu vực này từ tay IS và hỗ trợ các lực lượng dân quân Syria trong chiến dịch tấn công căn cứ còn lại của IS tại tỉnh Deir Ezzor.

Liên quân nã hơn 100 quả tên lửa vào Syria Sáng 14/4, Tổng thống Trump tuyên bố tấn công Syria. Liên quân Mỹ - Anh - Pháp nã hơn 100 quả tên lửa trong chiến dịch này.

Liên Hợp Quốc bác dự thảo của Nga về việc lên án Mỹ

Chỉ với 3 phiếu thuận, Nga đã không thể khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo nghị quyết lên án cuộc tấn công của liên quân Mỹ - Anh - Pháp nhằm vào Syria hôm 14/4.

Những câu hỏi trong vụ liên quân không kích Syria

Khác với vụ tấn công năm ngoái, lần này Mỹ không báo trước cho Nga và sử dụng nhiều tên lửa hơn, song Syria được cho là đã đánh chặn thành công hai phần ba số tên lửa.

Hoa Hạ

Bạn có thể quan tâm