Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những lần vũ khí hạt nhân suýt nổ

Một phi cơ ném bom rơi trúng hầm chứa vũ khí hạt nhân tại Anh vào năm 1956. Nếu nhân viên cứu hỏa tới trễ vài phút, có lẽ một quả bom nguyên tử trong hầm đã nổ tung.

Các căn cứ Mỹ báo động vì một con gấu

Hôm 25/10/1962, một lính gác tại căn cứ không quân ở thành phố Duluth, bang Minnesota, Mỹ phát hiện một kẻ xâm nhập trèo qua hàng rào nên anh bắn rồi bấm chuông, Los Angeles Time đưa tin. 

Khi chuông tại một căn cứ reo, mọi căn cứ khác ở nước Mỹ cũng rơi vào tình trạng báo động. Tuy nhiên, tại căn cứ không quân Volk Field ở bang Wisconsin, một sai sót trong quá trình lắp đặt khiến các sĩ quan hiểu nhầm nội dung của chuông. Thay vì cảnh báo hành động xâm nhập trái phép, tiếng chuông ở đây lại hàm ý rằng vũ khí hạt nhân đang bay về phía Mỹ. Vì thế, theo quy trình, phi cơ tiêm kích đánh chặn Convair F-106A Delta Dart phải cất cánh để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Hành vi trèo hàng rào của một con gấu
Hành vi trèo hàng rào của một con gấu suýt gây nên một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ảnh: wallpaperswide.com

Do không cuộc tập trận nào diễn ra vào thời điểm ấy, các phi công Mỹ tin rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân với Liên Xô vừa bắt đầu. Nhưng khi máy bay chuẩn bị chạy trên đường băng, một ô tô từ tháp kiểm soát không lưu chạy về phía nó và ra tín hiệu ngừng cất cánh. Sau đó giới chức xác định kẻ xâm nhập căn cứ không quân là một con gấu.

Giới lãnh đạo Nga họp khẩn vì tên lửa từ Na Uy

Vào ngày 25/1/1995, một nhóm nhà khoa học phóng tên lửa Black Brandt XII từ Na Uy để phục vụ mục đích nghiên cứu. Các trạm radar của Nga nhanh chóng phát hiện vụ phóng. Giới chức quân sự Nga nhầm tưởng rằng một tàu ngầm ngoài khơi Mũi North của Na Uy phóng tên lửa Trident – loại vũ khí mà Hải quân Anh và Mỹ sử dụng.

Một tên lửa thuộc họ Black Brant. Ảnh:
Một tên lửa thuộc họ Black Brant. Ảnh: NASA

Thời bấy giờ Trident là tên lửa đạn đạo chính xác nhất, có khả năng diệt những giếng phóng tên lửa và sở chỉ huy quân sự. Các sĩ quan nhận định tên lửa sẽ phát ra sóng điện từ để tiêu diệt hệ thống trung tâm chỉ huy của quân đội Nga – một công đoạn cần thiết để thực hiện đòn tấn công hạt nhân toàn diện, RT đưa tin.

Ngay lập tức các sĩ quan gửi cảnh báo tới những nhà lãnh đạo cao nhất của Nga. Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang vội vàng tổ chức hội nghị video để thảo luận tình hình. Tên lửa hạt nhân của Nga cũng vào bệ phóng để chờ lệnh tổng thống.

Sau 8 phút từ khi tên lửa xuất kích, các máy tính kết luận nó sẽ lao xuống Biển Na Uy và không hướng tới Nga. Tính tới thời điểm ấy, Boris Yeltsin, tổng thống Nga hồi đó, chỉ còn 2 phút để chọn một trong hai khả năng: phóng tên lửa hạt nhân để đáp trả hoặc đối mặt với nguy cơ hủy diệt hoàn toàn. Nếu hôm ấy Nga phóng tên lửa hạt nhân, chắc chắn một cuộc chiến toàn cầu sẽ nổ ra.

Lầu Năm Góc căng thẳng vì đoạn băng diễn tập

Vào lúc 8h50 sáng hôm 9/11/1979, thông điệp cảnh báo xuất hiện trên máy tính của 4 trung tâm chỉ huy quân đội Mỹ - bao gồm Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh Chiến thuật Không quân bên dưới núi Cheyenne). Nội dung thông điệp cho thấy một tên lửa đạn đạo cỡ lớn của Liên Xô đang bay tới Mỹ. Ngay lập tức các tên lửa hạt nhân Mỹ vào bệ phóng để chuẩn bị cho đòn đáp trả và Bộ Chỉ huy khẩn cấp quốc gia trên không (một phi cơ Boeing 747) cất cánh dù tổng thống không ngồi trên máy bay.

5 bí ẩn về kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Mỹ

Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ có nhiều vấn đề nhưng những bất cập đó có thể được giải quyết bằng tiền của chính phủ nước này.


Các quan chức cấp cao họp khẩn cấp để đánh giá mức độ nguy hiểm của cuộc tấn công. Nhưng, sau 6 phút, hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm và radar không phát hiện bất kỳ tên lửa nào bay lên từ lãnh thổ Liên Xô. Sau đó họ mới biết ai đó đút nhầm một đoạn băng diễn tập với nội dung mô phỏng cuộc tấn công quy mô lớn của Liên Xô vào máy tính trong hệ thống cảnh báo sớm, Washington Post cho hay. Sau vụ việc ấy, Lầu Năm Góc xây một cơ sở mới để sử dụng băng diễn tập. 

Bom hạt nhân suýt nổ vì máy bay rơi

Ngày 7/7/1956, sau một chuyến bay huấn luyện, phi cơ ném bom B-47 Stratojet thuộc phi đội ném bom 307 của Không quân Mỹ đáp xuống sân bay gần làng Lakenheath, hạt Suffolk, Anh. Tuy nhiên, máy bay gặp sự cố khi tiếp đất và lao vào hầm chứa đầu đạn hạt nhân. Lửa bùng lên khiến 4 thành viên phi hành đoàn tử vong, đồng thời nhiên liệu tràn ra phía trên nóc hầm và bốc cháy. Vào thời điểm ấy, theo Independent, 3 quả bom hạt nhân Mark VI nằm trong hầm.

Một quả bom nguyên tử Mark VI - loại vũ khí dành cho hoạt động ném từ máy bay. Ảnh: Không quân Mỹ
Một quả bom nguyên tử Mark VI - loại vũ khí dành cho hoạt động ném từ máy bay. Ảnh: Không quân Mỹ

“Chiếc B-47 xé nát hầm và đe dọa 3 quả bom hạt nhân. Kết quả kiểm tra sơ bộ cho thấy một quả bom suýt nổ. Điều kỳ diệu là thảm họa không xảy ra”, James Walsh, một vị tướng, báo cáo với Bộ Tư lệnh Chiến lược Không quân.

Nếu lực lượng cứu hỏa không dập lửa sớm, rất có thể bom sẽ nổ và chất phóng xạ sẽ phát tán ra một vùng rộng lớn ở phía đông nước Anh.

Thảm cảnh sau khi bom hạt nhân nổ ở Nhật

Sau khi bom nguyên tử nổ ở thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945, một bác sĩ Nhật Bản cố gắng chạy ra khỏi nhà. Lúc bước ra vườn, ông thấy quần, áo trên cơ thể đã biến mất.

Cá heo bảo vệ kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới

Quân đội Mỹ huấn luyện những con cá heo và sư tử biển để chúng bảo vệ căn cứ hải quân Kitsap, kho vũ khí hạt nhân lớn nhất trên trái đất.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm