Thế giới
Những khám phá khoa học thú vị năm 2015
- Thứ tư, 9/12/2015 14:00 (GMT+7)
- 14:00 9/12/2015
Máy bay truyền Internet, máy lọc nước từ chất thải hay bê tông thấm hút nước cực nhanh là ba trong số các khám phá và sáng chế khoa học đáng chú ý trong năm nay.
|
Đầu năm nay, công ty vật liệu xây dựng Tarmac của Anh giới thiệu loại bê tông thần kỳ có thể hút gần 4.000 lít nước trong một phút. Đây được coi là giải pháp hữu ích khi xảy ra lũ lụt, đặc biệt ở những vùng dễ bị ngập nước. Bê tông Topmix được làm từ vật liệu phủ siêu thấm, các lỗ nhỏ trên bề mặt có chức năng thấm hút nước một cách nhanh chóng. Topmix hiện được sử dụng tại một sân golf và một bãi đỗ xe ở Anh. Đây là một trong số các khám phá và sáng chế khoa học ấn tượng trong năm qua do Tech Insider bình chọn. Ảnh: Rob Ludacer |
|
Omniprocessor là mô hình xử lý chất thải thành nước sạch và năng lượng điện do công ty Janicki Bioenergy chế tạo. Hồi đầu năm, tỷ phú công nghệ Bill Gates từng uống nước được xử lý qua hệ thống lọc này và nói rằng đây là thứ nước uống bình thường. Omni Processor đang được thử nghiệm tại thành phố Dakar của Senegal, châu Phi. Ảnh: Gates Foundation |
|
Kế hoạch phổ cập Internet ở các nước đang phát triển của Facebook đã đạt hai thành tựu lớn trong hè năm nay, khi thiết kế thành công máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời có chức năng cung cấp đường truyền Internet và laser có thể truyền dữ liệu từ máy bay với tốc độ 10 gigabit/giây. Phi cơ Aquila có sải cánh dài tương đương Boeing 737 và nặng bằng một phần ba so với một chiếc ôtô điện. Nó có thể bay thẳng 90 ngày và truyền kết nối Internet cho những người sử dụng laser. Các chuyến bay thử nghiệm sẽ sớm được thực hiện trong thời gian tới. Ảnh: Facebook Connectivity Labs |
|
Công ty xây dựng Broad Sustainable Building của Trung Quốc đã hoàn thiện tòa nhà cao 57 tầng chỉ trong 18 ngày bằng cách áp dụng công nghệ lắp ráp các tầng cấu trúc. Trong tương lai, người sáng lập công ty muốn xây tòa nhà chọc trời 220 tầng trong 7 tháng. Ảnh: YouTube/Michael lee |
|
Công ty vệ tinh Spire đang thực hiện kế hoạch cung cấp dữ liệu thời tiết chính xác nhất từ trước đến nay. Spire sẽ đưa 20 vệ tinh mini lên quỹ đạo vào cuối năm và dự kiến 100 vệ tinh nữa trong tương lai. Tính đến hết năm 2015, chúng truyền dữ liệu nhiều hơn 5 lần so vệ tinh thời tiết hiện có. Ảnh: Spire |
699 USD. " src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/bpmoqwq1/2015_12_08/12.jpg" /> |
Người mắc chứng mù màu có thể phân biệt được màu sắc nhờ một loại kính mát đặc biệt do công ty EnChroma của Mỹ chế tạo. Loại kính này có thể chặn một số vùng đặc biệt trong phổ ánh sáng, giúp người mù màu nhìn được các màu sắc cơ bản. Một cặp kính có giá giao động từ 329-699 USD. Ảnh: AP |
9 USD đầu tiên trên thế giới, được thiết kế kích thước nhỏ gọn nhưng có thể thực hiện các chức năng cơ bản như máy tính thông thường. Để sử dụng, người dùng cần kết nối với phụ kiện đi kèm như màn hình cảm ứng, bàn phím hỗ trợ, chuột... Cấu hình máy tính bao gồm bộ vi vi xử lý 1GHz, RAM 512 MB, bộ nhớ 4 GB và hỗ trợ Bluetooth, Wifi." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/bpmoqwq1/2015_12_08/13.jpg" /> |
CHIP là chiếc máy tính 9 USD đầu tiên trên thế giới, được thiết kế kích thước nhỏ gọn nhưng có thể thực hiện chức năng cơ bản như máy tính thông thường. Để sử dụng, người dùng cần kết nối với phụ kiện đi kèm như màn hình cảm ứng, bàn phím hỗ trợ, chuột... Cấu hình máy tính bao gồm bộ vi vi xử lý 1GHz, RAM 512 MB, bộ nhớ 4 GB và hỗ trợ Bluetooth, Wifi. Ảnh: Tech Insider |
|
Công cụ điều chỉnh gene CRISPR-Cas9 được coi là thành tựu công nghệ sinh học nổi bật nhất thế kỷ của các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, có chức năng tìm kiếm và can thiệp gene một cách an toàn và chính xác, mở ra hy vọng giúp con người chữa khỏi các bệnh di truyền hay bẩm sinh. Ảnh: MIT |
|
Các thử nghiệm ban đầu cho thấy rVSV-ZEBOV, loại vaccine Ebola mới được chế tạo năm nay, có thể đạt cơ hội thành công 100%. Đây là sản phẩm nghiên cứu của công ty dược phẩm Merck và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ. Trong hơn 4.000 người ở Guinea được tiêm vaccine, không ai nhiễm bệnh. Ảnh: Getty |
|
Theo Tech Insider, VetiGel là loại gel được chiết xuất từ tảo, có thể cầm máu chỉ trong 12 giây và giúp vết thương mau lành hơn. Các sợi nhỏ trong VetiGel liên kết lại thành dạng khối trong vài giây, tạo thành lớp màng ngăn chảy máu ở vết thương hở. VetiGel không gây vón cục máu và tích hợp theo mô tổn thương, do đó không cần phải loại bỏ khỏi da. Joe Landolina, CEO của công ty công nghệ sinh học Suneris, phát minh VetiGel khi mới 17 tuổi. Ảnh: Suneris |
|
Hè năm nay, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ cấp phép lưu hành loại thuốc viên được in 3D đầu tiên có tên gọi Spritam, dùng để chữa trị chứng co giật động kinh. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu y tế và công nghệ in 3D. Ưu điểm của loại thuốc này chúng rất xốp và dễ tan trong miệng chỉ với một ngụm nước. Ảnh: Aprecia |
|
Công ty sinh học Oxitec nghiên cứu dự án sử dụng muỗi biến đổi gene để chống bệnh sốt xuất huyết và chikungunya. Sau quá trình biến đổi gene trong phòng thí nghiệm, muỗi đực không cắn được thả ra môi trường tự nhiên và giao phối với muỗi cái. Con của chúng thừa hưởng gene đột biến và chết trước khi đủ lớn để sinh sản. Ảnh: Oxitec |
|
Công ty công nghệ sinh học Pembient của Mỹ hồi tháng 4 năm nay tuyên bố sản xuất thành công sừng tê giác trong phòng thí nghiệm. Các chuyên gia sử dụng tế bào nấm men để tạo chất sừng keratin, kết hợp với DNA của tê giác thành một loại "mực in". Sừng tê giác từ công nghệ in 3D có đặc điểm giống sừng thông thường. Theo Pembient, giải pháp của họ có thể giúp cứu loài động vật đang gặp nguy cấp. Ảnh: Pembient |
Bill Gates
Anh
khám phá
thành tựu khoa học
bê tông hút thuốc
chống đông máu
2015
máy lọc nước thải