Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những hình ảnh khó quên năm 2015

Tháp Eiffel chuyển màu quốc kỳ Pháp sau chuỗi vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris; trẻ di cư người Syria trôi dạt vào bờ biển là hai trong những hình ảnh khó quên của năm 2015.

Tháp Eiffel của Pháp chuyển sang màu đỏ, trắng, xanh theo màu quốc kỳ của Pháp sau chuỗi vụ khủng bố đẫm máu tối 13/11 làm 130 người thiệt mạng. Những kẻ tấn công, được cho là thành viên tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), gây ra những vụ xả súng và đánh bom liều chết trên khắp thủ đô Paris. Không lâu sau vụ tấn công, Pháp đã phát động chiến dịch không kích nhằm trả đũa IS ở Syria. Tổng thống François Hollande cũng thực hiện chiến dịch ngoại giao con thoi nhằm tìm kiếm các đồng minh trong cuộc chiến chống IS. Ảnh: Getty

Các chiến binh người Shi’ite nã tên lửa về phía IS trong cuộc đụng độ ở tỉnh Salahuddin, Iraq ngày 1/3. Từ giữa năm 2014, IS liên tiếp mở rộng địa bàn hoạt động bằng cách thôn tính hoặc liên kết với các nhóm vũ trang khác ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi. Quân đội Iraq và Syria cũng liên tiếp thất thế trước lực lượng này. Chiến dịch không kích quốc tế do Mỹ dẫn đầu cùng các chiến dịch hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương của CIA và Lầu Năm Góc không thể chặn đứng sự bành trướng của tổ chức khủng bố. Ảnh: Reuters

Người dân Palestine trải thảm đỏ giữa những ngôi nhà bị phá hủy dở trong chiến dịch không kích kéo dài 50 ngày của Israel trong mùa hè năm 2014. Họ chuẩn bị chiếu một bộ phim về chiến tranh ở phía đông thành phố Gaza hôm 12/5. Vào những tháng cuối năm nay, căng thẳng tiếp tục leo thang vì các vụ tấn công bằng dao từ phía người phản đối Palestine với binh lính Israel, dẫn tới những vụ tấn công đáp trả của binh sĩ nhà nước Do Thái. Ảnh: Reuters


Người nhập cư, được phát hiện trên một con thuyền lênh đênh giữa biển, tranh thủ hứng nước trong một trận mưa tại khu lều tạm ở trại tị nạn bên ngoài thị trấn Maungdaw, miền Bắc bang Rakhine, Myanmar hôm 4/6. Thời điểm này, nhà chức trách các nước Đông Nam Á và những quốc gia lân cận liên tiếp phát hiện những chiếc tàu chở người nhập cư trên biển. Người ta cũng tìm thấy những ngôi mộ tập thể ở biên giới Thái Lan – Myanmar. Nhiều người trở thành nạn nhân của các nhóm buôn người trên hành trình đi tìm miền đất hứa. Ảnh: Reuters


Tuy nhiên, làn sóng người nhập cư được coi là tồi tệ nhất ở châu Âu, nơi dòng người tị nạn từ Trung Đông, Bắc Phi và các nước châu Phi đổ dồn tới nhằm trốn chạy bạo lực, đói nghèo. Làn sóng người tị nạn gây ra tình trạng hỗn loạn và quá tải nghiêm trọng ở các nước như Hy Lạp hay Hungary. Ảnh: Reuters

Dù thảm cảnh của những người tị nạn được báo giới đề cập nhiều nhưng khoảnh khắc thi thể bé Aylan Kurdi 3 tuổi người Syria trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ sau hành trình dang dở tới châu Âu khiến cả thế giới bàng hoàng. Bé trai xấu số thiệt mạng khi chiếc thuyền chở em và gia đình đắm khi đi từ Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ tới đảo Kos, Hy Lạp. Không có áo phao, cậu bé nhanh chóng bị nước biển nhấn chìm. Mẹ và anh trai của Kurdi cũng bỏ mạng trong hành trình tìm miền đất hứa. Nhiều nỗ lực quốc tế được đưa ra để giúp đỡ dòng người tị nạn sau bức ảnh của bé Kurdi. Ảnh: AP
Dù thảm cảnh của những người tị nạn được báo giới đề cập nhiều nhưng khoảnh khắc thi thể bé Aylan Kurdi 3 tuổi người Syria trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ sau hành trình dang dở tới châu Âu khiến cả thế giới bàng hoàng. Bé trai xấu số thiệt mạng khi chiếc thuyền chở em và gia đình đắm khi đi từ Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ tới đảo Kos, Hy Lạp. Không có áo phao, cậu bé nhanh chóng bị nước biển nhấn chìm. Mẹ và anh trai của Kurdi cũng bỏ mạng trong hành trình tìm miền đất hứa. Nhiều nỗ lực quốc tế được đưa ra để giúp đỡ dòng người tị nạn sau bức ảnh của bé Kurdi. Ảnh: AP

Người dân đạp xe qua đoạn đường có quả bom chưa nổ ở thị trấn Douma, miền Đông Ghouta, Damascus, Syria hôm 5/11. Gần 5 năm qua, cuộc nội chiến Syria không những không có dấu hiệu kết thúc mà còn ngày càng trở nên phức tạp hơn với sự tham gia của nhiều phe phái. Cuối tháng 9, Nga phát động chiến dịch không kích các phần tử nổi dậy ở Syria, bao gồm cả tổ chức khủng bố IS. Moscow không giấu mục tiêu bảo vệ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad trong khi các nước phương Tây muốn lật đổ nhân vật này để dựng một chính phủ thân phương Tây ở Syria. Ảnh: Reuters

Nhân viên thực thi pháp luật kiểm tra hệ thống đường hầm trùm ma túy khét tiếng Joaquin “El Chapo” Guzman sử dụng để tẩu thoát khỏi nhà tù an ninh nghiêm ngặt nhất Mexico, trại cải tạo liên bang Altiplano hôm 14/7. Các thuộc hạ của Guzman đã đào đường hầm dài hơn 1,5 km, nối liền một căn nhà bên ngoài trại cải tạo với nhà vệ sinh của phòng giam Guzman. Bất chấp hệ thống máy quay giám sát theo dõi liên tục, trùm khủng bố vẫn trốn thoát và chưa bị bắt giữ. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói chuyện cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama bên ngoài lâu đài Elmau ở Bavaria, Đức bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) hồi tháng 6. Những bất đồng với Nga vì cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine là nguyên nhân khiến Moscow không được mời dự G7. Nga và phương Tây cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, điều gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế đôi bên. Ảnh: Reuters

Giáo hoàng Francis bắt tay một tù nhân ở Trại cải tạo Curran-Fromhold, Philadelphia, Mỹ trong chuyến công du lịch sử tới châu lục này hôm 27/9. Trước khi tới Mỹ, Giáo hoàng đã công du Cuba trong thời điểm La Habana và Washington tái thiết lập quan hệ ngoại giao, vốn bị gián đoạn trong suốt nhiều thập niên qua. Giáo hoàng Francis là người đóng góp nhiều trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba. Ảnh: Reuters

Mảnh xác chiếc Airbus A320 của hãng hàng không giá rẻ Germanwings của Đức nằm trên dãy núi Alps, đoạn chạy qua khu vực Seyne-les-Alpes, Pháp hôm 26/3. Cơ phó của chuyến bay 9525 cướp quyền kiểm soát phi cơ trước khi lao nó xuống dãy núi làm 150 người có mặt trên máy bay thiệt mạng. Tuy nhiên, nhà chức trách Pháp, nơi phi cơ lao xuống, chưa thể xác định nguyên nhân khiến cơ phó 28 tuổi Andreas Lubitz tự sát. Ảnh: Reuters

Nỗi đau của đấng sinh thành người Trung Quốc khi đứa con độc nhất không may qua đời vì tai nạn hôm 22/11. Cuối năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bãi bỏ chính sách một con, vốn được áp dụng suốt nhiều thập niên qua để kìm hãm tốc độ tăng dân số. Nhiều quan điểm cho rằng, chính sách này gây ra nhiều tiêu cực và hệ lụy đối với một thế hệ người dân Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Loạt ảnh về dịch Ebola đoạt giải Pulitzer 2015

Năm 2015, Hội đồng Pulitzer trao giải cho tác giả của những bức ảnh đặc sắc về dịch Ebola ở Liberia và cuộc biểu tình phản đối cảnh sát Mỹ bắn chết một thiếu niên da đen.


Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm