Xuất bản
Những hoạt động góp phần phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam
- Thứ ba, 23/5/2017 19:00 (GMT+7)
- 19:00 23/5/2017
Xây dựng phố sách ở Hà Nội và TP.HCM, tổ chức hội sách theo mùa, hội chợ sách cũ… là những hoạt động góp phần biến Việt Nam thành quốc gia đọc sách.
|
Việt Nam là nước có lịch sử xuất bản khá sớm, kể từ thời trung đại. Tuy nhiên, trong thời phong kiến, việc in sách và đọc sách hầu như chỉ gói gọn trong tầng lớp tri thức chứ chưa phát triển rộng rãi trong nhân dân. Trong thời hiện đại, Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ người thường xuyên đọc sách thấp so với thế giới.
|
|
Theo theo số liệu của Cục Xuất bản Việt Nam năm 2015, nước ta xuất bản hơn 360 triệu bản sách, bình quân 4 đầu sách/người nhưng 80% trong số đó là sách giáo khoa, giáo trình. Tính chính xác chỉ có 1 đầu sách/ người. Ảnh: Quỳnh Trang.
|
|
Tuy vậy, với những hoạt động tích cực của Hội Xuất bản Việt Nam trong nhiệm kỳ III (2011-2016), văn hoá đọc Việt Nam đã có nhiều điểm sáng.
|
|
Giải thưởng sách Việt Nam được tổ chức thường xuyên giúp khuyến khích, biểu dương kịp thời các nhà xuất bản, các tác giả có đầu tư, sáng tạo để làm nên những tác phẩm tốt, có sức sống trong lòng độc giả. |
|
Tiêu biểu nhất là sự ra đời phố sách ở Hà Nội và ở thành phố Hồ Chí Minh sau rất nhiều nỗ lực của Hội Xuất bản và các vị lãnh đạo thành phố. Ảnh: Lê Hiếu.
|
|
Sau khi khai trương, phố sách Hà Nội không chỉ là nơi đọc sách mà còn là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu, xây dựng cộng đồng người đam mê đọc sách. Ảnh: Quỳnh Trang.
|
|
Từ một “chợ âm phủ”, bãi đỗ xe, phố sách 19-12 đã biến thành một không gian văn hoá. Chia sẻ với Zing.vn trong ngày khai trương, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, CEO của Thái Hà Books chia sẻ nếu bạn có con, bạn muốn dắt con mình đi chợ, đi đến bãi đỗ xe hay đến một không gian văn hoá để phát triển văn hoá đọc ? Ảnh: Lê Hiếu.
|
|
Các hội sách theo mùa được tổ chức thường xuyên thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
|
|
Đây là dịp để các nhà xuất bản giới thiệu các tác phẩm mới nhất đến công chúng. Và đây cũng là dịp để người đọc có thể tiếp cận với sách giá rẻ và giao lưu với các tác giả sách.
|
|
Anh Dương Mạnh Hùng (Trái) giám đốc nhân sự của một công ty đến tham dự hội sách Mùa thu và mua về 141 cuốn. Anh Hùng chia sẻ: "Mình đọc sách bất kể ngày đêm, địa điểm nên cố gắng chọn nhiều sách nhất có thể trong dịp hội lớn như thế này. Mặt khác, mình cũng muốn các nhân viên trong công ty xây dựng văn hoá đọc để phát triển bản thân, tăng năng suất lao động, qua đó làm tăng lợi nhuận của công ty".
|
|
Không chỉ người trẻ tuổi, những người già cũng dần trở thành lực lượng đọc sách hùng hậu, Ông Nguyễn Huy Đạt, 75 tuổi cho biết bây giờ tuổi già, nhiều thời gian nên có thể dành ít giờ đọc sách mỗi ngày, chiêm nghiệm nhiều hơn. Vì thế, ông không bỏ lỡ những hội chợ sách để có cơ hội mang về nhà thêm nhiều sách mới.
|
|
Bên cạnh sách mới, những cuốn sách cũ cũng được tiếp tục vòng đời đến với những độc giả mới. Bởi một cuốn sách chỉ phát huy giá trị khi đến được tay người cần nó.
|
|
Các buổi giao lưu với tác giả sách cũng được thường xuyên tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau và thu hút hàng nghìn người quan tâm.
|
|
Trong buổi giao lưu với nhà văn Éric-Emmanuel Schmitt, cả hội trường được lấp đầy. Nhà văn Pháp thực sự bất ngờ khi khán giả ngồi tràn lên sân khấu lắng nghe và vây quanh ông để xin ký tặng khi buổi giao lưu kết thúc.
|
|
Các quán cà phê sách được xây dựng ngày càng nhiều và ngày càng quy mô hơn, đẹp đẽ hơn. Ảnh: Liêu Lãm.
|
|
Không chỉ là không gian đọc sách, những tụ điểm như thế này còn gần gũi hơn với giới trẻ khi nơi đây có hàng trăm góc để “check in sống ảo” và dần lan toả trong cộng đồng người trẻ. Ảnh: Liêu Lãm.
|
văn hoá đọc ở Việt Nam
Đường sách
phát triển văn hoá đọc ở việt nam
văn hoá đọc
phố sách
hội chợ sách
hội chợ sách cũ