Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những hình ảnh liên tưởng đến tự tử trong quảng cáo

Mới đây Hyundai đã buộc phải gỡ bỏ quảng cáo của mình do bị cáo buộc khuyến khích người xem tự tử. Tuy nhiên, chuyện này không phải là hiếm từ xưa đến nay.

Những hình ảnh liên tưởng đến tự tử trong quảng cáo

Mới đây Hyundai đã buộc phải gỡ bỏ quảng cáo của mình do bị cáo buộc khuyến khích người xem tự tử. Tuy nhiên, chuyện này không phải là hiếm từ xưa đến nay.

 

Quảng cáo của Chupa Chups nhận lấy rất nhiều lời chỉ trích khi được tung ra ở Nam Phi. Nhảy từ nóc nhà xuống chưa bao giờ là một ý tưởng đúng đắn, cho dù có hay không có loại kẹo này.

 

Quảng cáo này của hãng thời trang Miu Miu đã bị cấm ở Anh Quốc năm 2011. Lý do ở đây là nữ diễn viên Hailee Steinfeld dường như đang định tự sát bên đường ray.

 

Nã súng vào chiếc ghế cũ không phải là cách để bày tỏ sự bức xúc, nhất là ở vị trí đầy nhạy cảm như trong quảng cáo của BAFCO.

 

Không những bị chỉ trích vì hình ảnh gợi đến hành động tự tử, loại nước hoa quả của POM còn được cho là quảng cáo quá đà về giá trị dinh dưỡng có trong sản phẩm.

 

Trong quảng cáo của BAGIR, chiếc bàn là bỗng trở nên chán đời khi những bộ quần áo đã quá phẳng phiu. Tuy nhiên, với những khách hàng nhạy cảm, sự hiểu lầm là không thể tránh khỏi.

 

Chiếc áo với vết ố lớn đã bị quăng không thương tiếc xuống làn đường sắt trong quảng cáo của nước giặt Vanish. Mặc dù vậy, hình ảnh này rất dễ khiến người ta liên tưởng đến ai đó đang định thực hiện một vụ tự tử.

 

Không chỉ có thông điệp mang nặng tính công kích người đọc: "Ta không phải là bố đẻ của con" hay "Tôi đã yêu một người khác", quảng cáo của cửa hàng sách Oxford còn sử dụng những hình ảnh cực kỳ nhạy cảm. Đó là khi bạn nhìn vào hình người treo cổ nhỏ ở bức ảnh bên trái và một người khác đang chuẩn bị nhảy xuống ở bức ảnh bên phải.

 

Thông điệp "Tất cả những đắm say trên thế giới đều có trong chocolate nguyên chất" của hãng Seidl Confiserie dường như chả ăn nhập chút nào với hình ảnh treo cổ.

 

Tương tự là với quảng cáo của hãng sản xuất đồ gia dụng IKEA. Mặc dù đây chỉ là phiên bản "chế" đến từ nước Nga.

 

Tiếp đến là một quảng cáo gây nhiều tranh cãi năm 2010 của D&AD. Liệu sự thay thế (The new blood) có cần thiết phải diễn ra quyết liệt đến vậy?

 

Thuốc trị bệnh rụng tóc Renaxil có một quảng cáo khá thông minh với hình ảnh bình xịt đang giơ tay cứu lấy sợi tóc định nhảy lầu. Mặc dù vậy, nó vẫn được xem là khá nhạy cảm.

 

Nhiều người nhận định rằng quảng cáo này chỉ đơn giản là quá tồi. (Dịch thông điệp: "Hãy cho chiếc đài của bạn lý do để sống").

 

Dòng chữ trong quảng cáo của Chery QQ nghĩa là: "Giúp ghé thăm các trạm xăng ít hơn". Song như thế không có nghĩa là các trạm xăng này phải tự dí "súng" vào đầu.

 

Đúng là trẻ em không nên xem TV quá nhiều, nhất là các bộ phim bạo lực. Nhưng quảng cáo của Lego với hình ảnh chiếc súng xếp hình là không thật phù hợp.

Vũ Vũ

Theo Buzzfeed/ Infonet

Vũ Vũ

Theo Buzzfeed/ Infonet

Bạn có thể quan tâm