Nguyễn Linh Na (HCV 7 môn phối hợp): Linh Na giành tổng 5.415 điểm, giành HCV 7 môn phối hợp lần đầu sau 17 năm cho điền kinh Việt Nam. Cô phá kỷ lục quốc gia ở nội dung này. Đây được ví như "tấm huy chương kim cương", bởi 7 môn phối hợp là nội dung khắc nghiệt nhất của các VĐV nữ ở điền kinh. |
Lò Thị Hoàng (HCV ném lao): VĐV dân tộc Thái giành HCV ném lao, phá kỷ lục SEA Games bằng cú ném quyết định đạt thành tích 56,37 m. Đây là HCV đầu tiên của điền kinh Việt Nam ở nội dung ném lao nữ. Chính Lò Thị Hoàng cũng bất ngờ khi vượt đối thủ Thái Lan để giành HCV. |
Bùi Thị Nguyên (HCV 100 m rào nữ): Trên đường đua 100 m rào, Huỳnh Thị Mỹ Tiên là hy vọng "Vàng" của điền kinh Việt Nam. Nhưng Bùi Thị Nguyên thể hiện xuất sắc để lập thành tích 13 giây 51, giành HCV SEA Games 31. |
Đặng Ngọc Xuân Thiện (HCV thể dục dụng cụ): Xuân Thiện chiến thắng ở nội dung ngựa vòng là bất ngờ lớn của thể dục dụng cụ Việt Nam tại SEA Games 31. "Tôi bất ngờ khi giành HCV, bởi bài thi của mình không thực sự tốt. Tôi có thể thực hiện tốt hơn", VĐV này chia sẻ khi hoàn thành bài thi. |
Phạm Thanh Bảo (HCV 50 m, 100 m ếch): Thanh Bảo tạo "địa chấn" khi giành HCV, phá kỷ lục SEA Games ở đường đua 100 m ếch. Sau đó, nam VĐV này tiếp tục phá kỷ lục 200 m ếch, nhưng không giành HCV. Tối 18/5, Thanh Bảo tạo thêm bất ngờ khi giành HCV 50 m ếch. Kình ngư sinh năm 2001 có bước tiến thần tốc và hứa hẹn sẽ thống trị các nội dung bơi ếch ở SEA Games nhiều năm tới. |
Nguyễn Hữu Kim Sơn, Nguyễn Huy Hoàng, Hoàng Quý Phước, Trần Hưng Nguyên (HCV 4x200 m tự do): Bộ tứ kình ngư giúp tuyển bơi Việt Nam vượt Malaysia và Singapore lần đầu giành HCV ở nội dung này. Đây là chiến thắng bất ngờ, nhưng thuyết phục, bởi tổ bơi 4x200 m của Việt Nam tạo cách biệt hơn 3 giây với đội về nhì. |
Trần Hưng Nguyên (HCV 200 m ngửa): Cú nước rút ấn tượng trong 50 m cuối giúp Hưng Nguyên giành HCV bất ngờ, cũng là HCV đầu tiên của bơi Việt Nam ở nội dung 200 m ngửa. Tại SEA Games 31, Hưng Nguyên giành thêm 2 HCV ở nhân ở nội dung 200 m và 400 m hỗn hợp. |