Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những điểm trừ của siêu thị ngày Tết

Dịp cuối năm, giáp Tết là cơ hội để các trung tâm mua sắm tung nhiều chương trình hút khách, kích cầu. Tuy nhiên, không ít siêu thị mất điểm trước khách hàng vì còn những bất cập.

Khuyến mại kiểu “tiền nào, của nấy”

Lượng khách kéo đến các siêu thị đông gấp nhiều lần ngày thường, thậm chí gây cảnh "tắc siêu thị" chứng minh sức hấp dẫn của trào lưu khuyến mại, giảm giá này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số chương trình giảm giá ở siêu thị đã khiến khách hàng thất vọng, thậm chí là nổi giận. 

Tiêu biểu, mặt hàng táo Mỹ nhập khẩu có giá thông thường khá cao nhưng được một siêu thị tại Hà Nội giảm kịch sàn ngày 15/2, chỉ còn 50.000 đồng/kg, hút rất đông khách mua. 

Hình ảnh táo Mỹ khuyến mại giảm giá nhưng bị hỏng do khách hàng cung cấp ngày 15/2. Ảnh: Ngọc Lan.

Nhưng sau khi mua về, nhiều khách đã phản hồi lại về việc chất lượng "táo Mỹ" nhưng không bằng "táo chợ". "2/3 số táo tôi mua tại đó về bổ ra bị dập, thối bên trong. Khuyến mại nhưng là để khách hàng mua hàng tốt với giá ưu đãi hơn chứ không thể là dịp để siêu thị xả hàng tồn, hàng cận date như vậy được", anh Vũ Thư (Tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) bực bội.

Qua mạng xã hội và nhiều diễn đàn mua sắm, người tiêu dùng cũng đã phản hồi về kiểu khuyến mại "tiền nào, của nấy" này. Khảo sát cho thấy, đa số mặt hàng khuyến mãi, hạ giá "có vấn đề" đều nằm ở các loại hoa quả như táo, cam, ổi, bưởi và rau củ.

Cùng một hình thức bán hoa quả cận date giá rẻ, cách làm của một siêu thị khác quy mô nhỏ hơn trên phố Vũ Phạm Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội) lại được đa số người tiêu dùng ủng hộ. Tại đây, những sản phẩm hoa quả cận date được nhân viên chọn lựa, bổ sẵn và bán trong ngày cho khách với mức giá giảm 1/2-2/3 giá thông thường.

Chất lượng dịch vụ giảm sút

Do phải phục vụ lượng khách đông trong thời gian dài, nhiều nhân viên siêu thị không giữ được thái độ hòa nhã với khách hàng. Thái độ lạnh lùng, trả lời cộc lốc, tác phong làm dịch vụ kém chu đáo so với ngày thường của nhân viên... là những điểm trừ được các “thượng đế” liệt kê khi nói về chất lượng dịch vụ tại siêu thị ngày Tết.

Bác Hà Trung (Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, ngày thường đi siêu thị, khi bác cần hỏi thêm thông tin về sản phẩm luôn có nhân viên túc trực quầy hàng giải đáp. Tuy nhiên, ngày 16/2 (28 Tết), bác phải đi một vòng tìm nhân viên nhưng tới khi gặp được.

“Kiểu trả lời cộc lốc, gắt gỏng, kém tôn trọng khách hàng lớn tuổi của nhân viên siêu thị khiến tôi muốn ra cửa về luôn!”, bác Trung bất bình.

Khách hàng đi siêu thị phải tự đóng đồ. Ảnh: Diệp Sa

Cũng trong thời điểm “nhạy cảm”, đông khách của siêu thị những ngày này, việc một số siêu thị yêu cầu khách tự đóng gói hàng hóa khiến không ít “thượng đế” mếch lòng.

Chị Diệu Hà (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sau khi ra khỏi quầy thanh toán của Metro Thăng Long phải tự chọn thùng giấy, tìm băng dính đóng thùng, gói đồ. Khách hàng này tỏ rõ vẻ bức xúc: “Ở đây không phát túi nilon đựng đồ cho khách như nhiều nơi khác. Nếu muốn bảo vệ môi trường, siêu thị nên thay thế túi bằng chất liệu khác chứ ai lại để khách tự lo như vậy. Tôi mua ít nhưng toàn đồ lỉnh kỉnh và thực phẩm tươi sống. nên ngoài tự đóng thùng gói hàng, tôi còn phải bỏ ra khoảng 20.000 để mua túi dứa đựng đồ ở quầy thanh toán”.

Một nhân viên tại siêu thị phân trần, không phát túi nilon cho khách hàng là chính sách chung của Metro lâu nay. Ngày thường, siêu thị vẫn có nhân viên hỗ trợ khách hàng đóng đồ, nhưng do nhiều khách muốn tự đóng gói theo ý mình, ngày Tết khách lại quá đông nên mới xảy ra hiểu lầm như vậy.

Cặp khế 300 tuổi trả giá 5 tỷ chưa bán ở Sài Gòn

Theo thông tin mới nhất, cặp khế 300 năm tuổi định giá 7 tỷ của nghệ nhân Ba Hùng đã được khách trả 5 tỷ đồng, nhưng chủ cây chưa đồng ý bán.

 

 

Diệp Sa

Bạn có thể quan tâm