Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cuộc chiến đẫm máu ở quốc gia nguy hiểm nhất thế giới

7 tài xế xe buýt bị sát hại trong 4 ngày, nhân viên nhà xác phát hiện 224 nhát dao trên thi thể một nạn nhân là thực trạng bất ổn tại quốc gia Trung Mỹ El Salvador.

Quốc gia 6 triệu dân đang chìm trong bất ổn và bạo lực tồi tệ nhất kể từ cuộc nội chiến trong những năm 1980. Số vụ án mạng tăng vọt khi chính phủ ra lệnh trấn áp các hoạt động tội phạm tại sào huyệt của chúng trong các đô thị. Cảnh sát liên tục truy quét các khu ổ chuột nằm dưới sự cai quản của các băng đảng nhằm tiêu diệt các phần tử tội phạm nhưng chiến lược này phản tác dụng, khiến bạo lực leo thang, NYtimes đưa tin.
Quốc gia 6 triệu dân đang chìm trong bất ổn và bạo lực tồi tệ nhất kể từ cuộc nội chiến những năm 1980. Số vụ án mạng tăng vọt khi chính phủ ra lệnh trấn áp hoạt động tội phạm tại sào huyệt của chúng trong các đô thị. Cảnh sát liên tục truy quét khu ổ chuột nằm dưới sự cai quản của các băng đảng nhằm tiêu diệt những phần tử tội phạm nhưng chiến lược này phản tác dụng, khiến bạo lực leo thang, New York Times đưa tin.

Từ đầu năm nay, cảnh sát và binh lính tiêu diệt 300 tội phạm nhưng mất 50 người vì bị phản công. Trong tháng 7, các băng nhóm thực hiện chiến lược tấn công tài xế xe buýt nhằm làm tê liệt hệ thống giao thông công cộng ở thủ đô San Salvador. Nhằm buộc các lái xe ở nhà, chúng sát hại 7 tài xế trong 4 ngày.

Một trong những điểm nóng bạo lực ở El Salvador là địa bàn tranh chấp của 2 băng đảng MS-13 và Barrio 18. Thành viên 2 nhóm sẵn sàng giết nhau vì tranh giành những món lợi nhỏ nhất. Việc xâm phạm lãnh thổ đối phương có thể khiến một người trả giá bằng mạng sống. Trong lãnh thổ của mình, chúng gieo rắc nỗi kinh hoàng với người dân và kinh doanh ma túy. Những đứa trẻ không dám tới trường vì phải đi qua lãnh thổ do các băng đảng kiểm soát.

Trong khu ổ chuột La Chacra, các cuộc đấu súng xảy ra gần như hàng ngày. Trước chiến dịch truy quét mạnh mẽ của chính phủ, các băng đảng dạt tới khu ổ chuột hoặc vùng nông thôn. Tình trạng khó khăn thổi bùng nhiều cuộc tranh giành giữa những băng đảng. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người vô tội trở thành nạn nhân của bạo lực trong cuộc chiến giữa cảnh sát và các phần tử tội phạm.

Thi thể của các nạn nhân bị sát hại. Trong tháng 6, 677 người bị giết ở quốc gia 6 triệu dân, cao gấp 2 lần so với 6 tháng trước đó. Chính phủ El Salvador cũng bị cáo buộc lạm dụng bạo lực, bắt người và giam giữ tùy tiện.

Cảnh sát điều tra hiện trường một vụ án mạng. Tình trạng bạo lực bùng phát sau khi thỏa thuận hòa bình năm 1992 bị phá vỡ dưới thời Tổng thống Sánchez Cerén. Thỏa thuận này giúp chấm dứt cuộc chiến giữa lực lượng cánh tả với quân đội do Mỹ hậu thuẫn. Trên thực tế, bạo lực chưa bao giờ chấm dứt ở El Salvador suốt nhiều thập niên qua nhưng bùng phát mạnh mẽ trong nửa đầu năm nay.

Những thiếu niên bị cáo buộc liên quan tới các tổ chức tội phạm bị tạm giữ. Một số nhà phân tích đổ lỗi thỏa thuận ngừng bắn tạo điều kiện cho các băng đảng chuẩn bị vũ khí và nhân lực để chống lại cảnh sát. Trong khi đó, một giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Mỹ cho rằng hàng loạt vụ giết người liên tiếp là chiến thuật để buộc chính phủ ngồi vào bàn đàm phán với các băng đảng.

Trong khi đó, nền kinh tế của El Salvador không thể tạo lượng việc làm đủ cho các thanh niên tránh xa tổ chức tội phạm. Trong nhiều năm qua, tăng trưởng của quốc gia Trung Mỹ này chỉ đạt 2%.

José Reynaldo, 18 tuổi, tham gia các băng đảng từ 6 năm trước. Sau khi đoạn tuyệt với cuộc sống giang hồ, thanh niên này chọn làm việc trong một nông trang. “Trên đường phố, tôi luôn bị kẹt giữa nhiều vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, tôi học được tính kỷ luật tại trại gà, nơi làm việc mới. Ở đây, chúng tôi có tương lai”, Reynaldo nói.

Cuộc sống đáng sợ tại quốc gia nguy hiểm bậc nhất thế giới

Số vụ án mạng ở thủ đô của El Salvador đang tăng mạnh nhất thế giới. Các kỷ lục giết người liên tiếp bị phá vỡ bất chấp chiến dịch truy quét mạnh tay của chính phủ.

10 khu vực nguy hiểm nhất thế giới

Sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khiến Tunisia, Syria và Iraq trở thành những vùng đất tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trên thế giới.

Hồng Duy

Ảnh: New York Times

Bạn có thể quan tâm