Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cú điện thoại giải cứu thế giới của tổng thống Mỹ

Chiếc điện thoại cố định kết nối đường dây nóng với nguyên thủ các nước là công cụ ngoại giao quan trọng của Tổng thống Obama, đặc biệt khi thế giới trải qua khủng hoảng.

Tổng thống Obama gọi điện trong phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng vào tháng 6/2014. Ảnh: AP
Tổng thống Obama gọi điện trong phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng vào tháng 6/2014. Ảnh: AP

Những cuộc gọi trực tiếp giữa các nguyên thủ, cùng với một số trợ lý cấp cao được phép lắng nghe nội dung nói chuyện, là biện pháp ngoại giao quan trọng diễn ra thường xuyên của các nhà lãnh đạo, đặc biệt vào những khi tình hình quốc tế biến động phức tạp. 

Tuy nhiên, dù các sản phẩm thông tin liên lạc hiện đại ra đời ngày càng phong phú, các lãnh đạo vẫn duy trì hình thức liên lạc bằng điện thoại cố định. Bởi lẽ, không phải quốc gia nào cũng đáp ứng công cụ liên lạc trực tuyến bảo mật tối đa cho những cuộc gọi mang tính quyết định vận mệnh toàn cầu. Tính tiện lợi, phổ biến, kết nối nhanh chóng và dễ sử dụng là những ưu điểm rõ rệt nhất của điện thoại cố định, theo Yahoo News.

Là lãnh đạo của cường quốc hàng đầu thế giới, số lượng cuộc gọi của tổng thống Mỹ tăng đáng kể trong năm 2014 vì khủng hoảng Ukraine và Trung Đông, theo báo USA Today. Trước khi gọi điện cho lãnh đạo một nước, Tổng thống Obama sẽ nhận hồ sơ từ Hội đồng an ninh quốc gia về mô tả nhân vật tiếp nhận cuộc gọi do tình báo Mỹ thu thập. Tuy nhiên, các cuộc gọi của Tổng thống Mỹ không diễn ra cứng nhắc.

Tổng thống Mỹ gọi cho ai nhiều nhất?

Phân tích hơn 1.100 lịch trình cuộc gọi của ông chủ Nhà Trắng công bố từ năm 2009 cho thấy tổng thống Mỹ rất xem trọng những ý kiến của các lãnh đạo châu Âu, đặc biệt là Thủ tướng Anh, ông David Cameron, và Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, trong những vấn đề nóng bỏng của thế giới; qua đó phần nào tiết lộ ông Obama xem những ai là đồng minh tin cậy nhất. 

Tổng thống Obama điện cho Tổng thống Afghanistan từ xe riêng vào năm 2012. Ảnh: Reuters
Tổng thống Obama điện cho Tổng thống Afghanistan từ xe riêng vào năm 2012. Ảnh: Reuters

Tình hình khủng hoảng tại Ukraine và Trung Đông năm 2014 khiến Tổng thống Obama và cả Phó tổng thống Joe Biden phải tăng cường điện đàm liên tục với các lãnh đạo thế giới. Nhật ký cuộc gọi cho thấy sự “phân công lao động" của các ông: Tổng thống Obama thường xuyên điện đàm với lãnh đạo các nước Anh, Đức, Israel, Pháp và Nga; danh sách cuộc gọi của ông Biden gồm Iraq, Ukraine và thường xuyên gần đây là Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Peter Feaver, giáo sư tại trường Duke và là người từng ngồi kế bên các cựu tổng thống như ông Bill Clinton và George W. Bush trong những cuộc điện đàm, không hài lòng với việc sử dụng công cụ ngoại giao này của Tổng thống Obama. Ông Feaver cho rằng tổng thống đương nhiệm đã "hạ cấp" những mối quan hệ quan trọng mà giao phó lại cho ông Biden hoặc Bộ Ngoại giao. Trước đây, cựu tổng thống Bush thực hiện hội nghị trực tuyến với thủ tướng Iraq, Nouri al-Maliki, mỗi tuần. Nhưng hiện nay người đảm nhiệm liên lạc với Iraq là Phó tổng thống Biden.

Một điểm đáng lưu ý từ danh sách cuộc gọi của ông Obama: dù nước Mỹ tuyên bố thực hiện chính sách "xoay trục", chuyển trọng tâm sang châu Á, nhưng đến nay Tổng thống Obama chỉ thực hiện 14 cuộc gọi tới Nhật Bản, 12 cuộc tới Hàn Quốc, 7 cuộc tới chủ tịch Trung Quốc, so với 33 cuộc gọi tới Đức và 30 cuộc tới Pháp. Nút gọi nhanh trong ngày thứ 2 của ông Obama được nối tới Thủ tướng Anh, Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Italia.

Những cuộc gọi nổi bật

Một trong những cuộc điện đàm mang tính lịch sử của ông Obama chính là cuộc gọi cho Tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani, ngày 27/9/2013. Đây là cuộc gọi điện trực tiếp đầu tiên giữa lãnh đạo Mỹ - Iran kể từ năm 1979, sau khi Iran có vị tổng thống theo đường lối ôn hòa và chủ trương tăng cường quan hệ với phương Tây.

Chiều ngày 1/3/2014, Tổng thống Obama đã gọi điện trao đổi với Tổng thống Putin đến 90 phút về tình hình Crimea. Dù cuộc gọi không thể thay đổi các quyết sách của nhà lãnh đạo Nga, nhưng nó xác lập kỷ lục là cuộc điện đàm song phương kéo dài nhất của ông Obama trong hai nhiệm kỳ.

Tổng thống Obama gọi điện cho người đồng cấp Nga, Vladimir Putin, từ phòng Bầu Dục vào ngày 1/3/2014. Ảnh: White House
Tổng thống Obama gọi điện cho người đồng cấp Nga, Vladimir Putin, từ phòng Bầu Dục vào ngày 1/3/2014. Ảnh: White House

Trong tháng 7/2014, giai đoạn tình hình Ukraine leo thang vì những hoạt động quân sự ở miền đông và vụ tai nạn chuyến bay MH17, Tổng thống Obama thực hiện 28 cuộc gọi cho nguyên thủ các nước, vượt qua con số 25 cuộc hồi tháng 3/2014, khi bán đảo Crimea tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Lần duy nhất ông Obama gọi điện nhiều cho các lãnh đạo là vào tháng 11/2012, khi ông trả lời những tin nhắn chúc mừng tái đắc cử. Ngày 28/7/2014 đánh dấu cuộc gọi thứ 500 của Obama cho lãnh đạo các nước.

Trong cuộc gọi thứ 50 của Obama với lãnh đạo các nước khối NATO, phó cố vấn an ninh quốc gia Tony Blinken cho biết "những đồng minh nhất trí về biện pháp trừng phạt phối hợp với Nga". Cũng trong cuộc gọi này, các nhà lãnh đạo thống nhất về "một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, mang tính nhân đạo vô điều kiện, ở Dải Gaza".

Nhà nghiên cứu Bulent Alriza (Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, CSIS, Mỹ), lưu ý đằng sau những cuộc điện đàm có rất nhiều vấn đề phát sinh. "Nguyên thủ ở cả hai phía đều thường kỳ vọng cao về kết quả có thể đạt được chỉ trong một cuộc gọi ngắn. Rốt cuộc thì quan hệ quốc tế là những vấn đề có thể thống nhất thực hiện, chứ không phải những chuyện được nói trong điện thoại", Alriza nói.

Dàn phương tiện hoành tráng luôn theo sát tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ Barack Obama sở hữu những phương tiện đi lại vô cùng hiện đại, với những công nghệ vượt xa khả năng tưởng tượng của công chúng.

Putin - Obama điện đàm về khủng hoảng Ukraina

Trong cuộc điện đàm hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng hành động của Nga ở Ukraina không có lợi cho các giải pháp ngoại giao.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm