Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những chuyến thám hiểm Bắc Cực 'một đi không trở lại'

Hai tàu HMS Erebus và Terror HMS thám hiểm Bắc Cực năm 1845 cùng nhiều tàu khác kết thúc trong thảm kịch mất tích hoặc thủy thủ bỏ mạng.

Năm 1845, thuyền trưởng John Franklin dẫn đầu đoàn thám hiểm Bắc Cực gồm 129 người rời nước Anh trên hai tàu HMS Erebus và Terror HMS. John Franklin là sĩ quan Hải quân Hoàng gia giàu kinh nghiệm. Ông từng tham gia 3 chuyến thám hiểm Bắc Cực trước đó. Chuyến thám hiểm thứ tư diễn ra khi ông 59 tuổi. Nhiệm vụ của đoàn là đi qua khu vực mà tàu, thuyền chưa xuất hiện ở hành lang Tây Bắc, con đường qua Bắc Băng Dương, dọc theo bờ biển phía bắc của lục địa Bắc Mỹ qua các quần đảo Bắc Cực của Canada để kết nối Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. Hai con tàu đã mất tích trong băng tuyết. Tháng 9/2014, đoàn thám hiểm của Canada thấy tàu HMS Erebus. Nó nằm ở độ sâu 11 m gần đảo King William - nơi cách thành phố Toronto, Canada khoảng 2.000 km về phía tây bắc.
Năm 1845, thuyền trưởng John Franklin dẫn đầu đoàn thám hiểm Bắc Cực gồm 129 người rời nước Anh trên hai tàu HMS Erebus và Terror HMS. John Franklin là sĩ quan Hải quân Hoàng gia giàu kinh nghiệm. Ông từng tham gia 3 chuyến thám hiểm Bắc Cực trước đó. Chuyến thám hiểm thứ tư diễn ra khi ông 59 tuổi. Ảnh:Getty

Tuy nhiên, Bắc Cực là một nơi xa xôi và hiểm trở, những nhà thám hiểm dày dặn kinh nghiệm nhất cũng có thể phải đầu hàng. Hai con tàu HMS Erebus và Terror HMS đã mất tích trong băng tuyết. Ảnh:Wikipedia

Nhà khảo cổ Filippo Ronca đo các bộ phận của tàu Erebus hồi tháng 9/2014. Canada coi việc thấy tàu mất tích là một thời khắc lịch sử. Erebus sẽ cung cấp manh mối để người ta tìm tàu còn lại. Năm 2008, chính phủ Canada đã chi nhiều triệu USD cho nỗ lực tìm tàu nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến đường Tây Bắc. Ảnh: CBC
Tháng 9/2014, đoàn thám hiểm của Canada thấy tàu HMS Erebus. Nó nằm ở độ sâu 11 m gần đảo King William, cách thành phố Toronto, Canada khoảng 2.000 km về phía tây bắc. Nhà khảo cổ Filippo Ronca đo các bộ phận của tàu Erebus hồi tháng 9/2014. Canada coi việc thấy tàu mất tích là một thời khắc lịch sử. Ảnh:CBC
1
Cảnh tượng bên trong HMS Erebus. Erebus sẽ cung cấp manh mối để người ta tìm tàu còn lại. Năm 2008, chính phủ Canada đã chi nhiều triệu USD cho nỗ lực tìm tàu nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến đường Tây Bắc. Thủ tướng Stephen Harper của Canada từng tham gia cuộc tìm kiếm để thể hiện quyết tâm tìm ra bí mật về vụ mất tích của hai tàu cùng 129 người. Ảnh:CBC
Bắc Cực là vùng có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nhiệt độ vào mùa đông có thể dao động từ -43 độ C tới -26 độ C. Băng biển của Bắc Cực dày đến 2 hoặc 3m vào thời điểm nhiệt độ xuống thấp. Việc thám hiểm vùng xa xôi hẻo lánh luôn là thách thức với con người khiến nhiều đoàn có đi mà không có về.
Bắc Cực là vùng có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nhiệt độ vào mùa đông có thể dao động từ -43 độ C tới -26 độ C. Băng biển của Bắc Cực dày đến 2 hoặc 3 m vào thời điểm nhiệt độ xuống thấp. Việc thám hiểm vùng xa xôi hẻo lánh luôn là thách thức với con người khiến nhiều đoàn có đi mà không có về. Ảnh:The List Love
1
Một chuyến thám hiểm Bắc Cực khác không thành công là của đoàn thám hiểm Polaris. Tháng 6/1871, đoàn thám hiểm Polaris khởi hành từ thành phố New York, Mỹ, do Francis Hall dẫn đầu. Đến tháng 10, đoàn trú đông trên bờ phía bắc Greenland, chuẩn bị cho chuyến tới Bắc Cực. Hall quay trở lại tàu từ chuyến thăm dò và đổ bệnh. Trước khi qua đời, ông cáo buộc các thành viên đầu độc ông. Một cuộc khai quật tử thi năm 1968 cho thấy ông ăn phải một lượng asen trong hai tuần cuối của cuộc đời. Ảnh:Wikipedia
Năm 1879 – 1881, đoàn thám hiểm của Hải quân Mỹ do sĩ quan George W. DeLong tới Bắc Cực cũng kết thúc trong thảm kịch. Tàu USS Jeanette của đoàn bị băng nghiền nát. Hơn nửa số thủy thủ, trong đó có DeLong, mất tích. Đến thế kỷ 21, nhiều chuyến thám hiểm và khám phá các vùng cực đã thành công, nhưng cũng vẫn có nhiều tàu và máy bay hiện đại cũng bị mắc kẹt trong băng tuyết phủ dày ở đây và phải chờ điều kiện thuận lợi hơn mới có thể trở về. Ảnh minh họa:Washington.edu

5 vũ khí giúp Nga 'hùng cứ' Bắc Cực

Nga đang vận hành bốn tàu phá băng chạy bằng hạt nhân, đủ nhiên liệu và tầm hoạt động để hỗ trợ cho các cuộc viễn chinh của quân đội trên khắp Bắc cực.

Đỗ Quyên

Bạn có thể quan tâm