Thế giới
Quân sự
Những chiếc cầu thép di động kỳ lạ
- Thứ sáu, 21/11/2014 03:00 (GMT+7)
- 03:00 21/11/2014
Xe bắc cầu bọc thép là phương tiện cơ giới không thể thiếu giúp quân đội các nước vượt hầm hào, công sự, khe suối trong các chiến dịch.
|
PTA 2 là loại xe bắc cầu bọc thép do công ty CNIM phát triển cho quân đội Pháp. Hợp đồng được ký kết giữa quân đội và nhà sản xuất CNIM vào năm 2003, bàn giao cho quân đội Pháp từ năm 2012. PTA 2 có thể lắp thành một chiếc cầu dài 24 m chỉ trong 5 phút, cầu này có thể chịu được tải trọng tới 70 tấn. Cầu PTA 2 lắp trên khung gầm xe tải 10x10 bánh với khả năng cơ động rất cao. Người ta thiết kế cầu này để hỗ trợ cho xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc vượt qua những khu vực nhiều hầm hào, công sự, khe suối. Ảnh: Military-today.com |
|
Xe bắc cầu bọc thép di động PSB 2 là sản phẩm của công ty Krauss-Maffei Wegmann theo yêu cầu của quân đội Đức và Hà Lan. PSB 2 gồm 3 module cầu lắp trên khung gầm xe tăng Leopard 2. Nó có thể lắp thành một cây cầu dài 28,7 m trong vòng 8 phút. Module cầu MLC-70 có thể chịu được tải trọng tới 70 tấn đủ sức cho các loại xe tăng chiến đấu chủ lực vượt sông, suối. Ảnh: Military-today.com |
|
Cầu bọc thép Arjun BLT do Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) phát triển. Nó gồm 2 module cầu MLC-70 lắp trên khung gầm xe tăng Arjun. Arjun BLT có thể lắp thành cây cầu dài từ 24-26 m trong vòng 5 phút, cầu chịu được tải trọng tối đa 70 tấn. Ảnh: Military-today.com |
|
Cầu bọc thép M60 AVLB là sản phẩm của tập đoàn General Dynamics và được sử dụng bởi quân đội Mỹ cùng một số khách hàng nước ngoài. Nó gồm 2 module cầu MLC-60 có chiều dài tổng thể 19 m, cầu này chịu được tải trọng 60 tấn. M60 AVLB lắp trên khung gầm xe tăng M60A1. Nhược điểm của cầu này là tải trọng thấp nên chỉ có thể hỗ trợ cho các loại xe tăng hạng trung hay các loại xe thiết giáp khác. Ảnh: Military-today.com |
|
Cầu bọc thép MTU-90 do Nga phát triển dựa trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Nó gồm 3 module cầu MLC-50 có thể lắp thành một cây cầu dài 25 m chỉ trong 3 phút. Cầu này có thể chịu được tải trọng 50 tấn. Ưu điểm của MTU-90 là ê kíp vận hành không cần bước ra khỏi xe trong quá trình triển khai và thu hồi cầu. Ngoài ra, khung gầm giữ nguyên đặc tính bảo vệ như trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 giúp ê kíp vận hành an toàn hơn trước các loại vũ khí của đối phương. Ảnh: Military-today.com |
|
MTU-72 là loại xe bắc cầu bọc thép lắp trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72. Nó có thể lắp một cây cầu dài 20 m trong vòng 3 phút. MTU-72 sử dụng module cầu MLC-50 có khả năng chịu tải trọng tối đa 50 tấn. Nó có thể hỗ trợ cho xe tăng T-72 hay các loại xe tăng hạng trung của Nga vượt suối, hầm hào, công sự. Ảnh: Military-today.com |
|
Cầu bọc thép Titan do Bae Systems phát triển và đưa vào sử dụng trong quân đội Anh từ năm 2006. Nó là loại cầu triển khai nhanh nhất và có mức độ bảo vệ tốt nhất thế giới. Titan chứa module cầu MLC-70 có thể lắp thành cây cầu dài 26 m chỉ trong 2 phút. Titan có thể chịu được tải trọng tối đa 70 tấn đủ sức cho xe tăng chiến đấu chủ lực Challenge vượt các hầm hào, công sự, khe suối. Ảnh: Military-today.com |
|
M104 Wolverine do General Dynamics phát triển và đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 2003. Nó gồm 2 module cầu MLC-70 có thể lắp thành cây cầu dài 26 m trong vòng 4 phút. M104 lắp trên khung gầm sửa đổi từ xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams. M104 Wolverine có thể chịu được tải trọng tối đa 70 tấn đủ sức cho xe tăng M1A2 nặng 68 tấn vượt hầm hào, khe, suối. Ảnh: Military-today.com |
Anh
Pháp
Đức
cầu bọc thép
xe tăng