Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 cỗ xe tăng chết chóc nhất trong chiến tranh hiện đại

M1A2 của Mỹ hay những chiếc T-90 của Nga là những mẫu xe tăng nguy hiểm nhất trong chiến tranh hiện đại, có khả năng tạo ra khác biệt lớn trên chiến trường.

Leopard 2A7 là xe tăng chủ lực được nâng cấp từ những chiếc Leopard 2 của quân đội Đức. So với phiên bản cũ, Leopard 2A7 được trang bị lớp giáp tối ưu hơn cùng hệ thống điện tử hiện đại. Loại xe tăng này có khả năng vận hành tốt ở các chiến trường thông dụng hoặc trong nội đô. Chúng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến giúp tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu cùng pháo nòng trơn cỡ nòng 120 mm.

K2 Black Panther là xe tăng chủ lực của quân đội Hàn Quốc với lớp giáp được cấu thành từ vật liệu composite cùng lớp giáp nổ, bung ra khi bị đạn đối phương bắn trúng. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống bảo vệ và đối phó chủ động, tương tự như xe tăng tối tân M1A2 Abrams của Mỹ. Nó cũng được trang bị pháo nòng trơn cỡ nòng 120 mm giống với Leopard 2 của Đức.

4 khẩu súng đáng sợ nhất trong chiến tranh hiện đại

Dù ra đời từ giữa thế kỷ 20 nhưng súng trường tấn công Kalashnikov AK-47 của Nga vẫn nằm thuộc top những khẩu súng đáng sợ nhất trong chiến tranh hiện đại.

M1A2 nổi danh nhờ lớp giáp ưu việt cùng công nghệ vũ khí hiện đại. Nó được coi là một trong những cỗ xe tăng đáng sợ nhất trong chiến tranh ngày nay. Xe tăng chủ lực của Mỹ sở hữu hệ thống đánh chặn vũ khí chống tăng hiệu quả; lớp giáp ưu việt giúp ngăn các loại đạn của kẻ thù, bao gồm cả đạn xuyên giáp bọc uranium nghèo. Nó sở hữu pháo nòng trơn 120 mm do Đức chế tạo.

Challenger 2 là xe tăng chủ lực của quân đội Hoàng gia Anh với lớp giáp Chobham tối tân. Nó được coi là một trong những cỗ xe tăng khó bị tiêu diệt nhất hiện nay. Lớp giáp đặc chủng giúp chống chọi với vũ khí chống tăng của kẻ thù dù bị tấn công trực diện. Pháo của Challenger 2 có khả năng diệt mục tiêu ở khoảng cách hơn 5 km. Đây là loại pháo xe tăng bắn xa nhất hành tinh.

Merkava Mk.4 là xe tăng chủ lực của Israel với thiết kế động cơ nằm ở phía đầu xe. Nó trái ngược hoàn toàn với xe tăng của các cường quốc quân sự khác nhưng thiết kế này giúp bảo vệ kíp xe tăng tốt hơn trong trường hợp nó bị bắn hạ. Ngoài ra, quân đội Israel có thể dùng những chiếc Merkava để vận chuyển binh lính với khả năng chở tới 10 người. Pháo của Merkava có thể bắn hạ trực thăng đối phương nếu nó di chuyển không quá cao.

Hầm trú ẩn ‘đại thảm họa’ của tổng thống Mỹ

Trung tâm Các hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC) là nơi sống và làm việc của ông chủ Nhà Trắng trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công, bao gồm cả các cuộc tấn công hạt nhân.

TK-X hay Type 10 là mẫu xe tăng mới nhất do Nhật Bản phát triển. Nó chính thức góp mặt trong biên chế Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản năm 2012 và nhanh chóng được đưa vào danh sách những cỗ xe tăng nguy hiểm nhất hành tinh. Vũ khí chính của TK-X tương tự với những chiếc Leopard 2A5 của Đức và M1A2 Abrams của Mỹ. Nó cũng được lắp đặt hệ thống kiểm soát hỏa lực. Tuy nhiên, lớp giáp của TK-X khá lép vế so với các xe tăng cùng loại.

Leclerc là xe tăng được quân đội Pháp đưa vào biên chế từ năm 1992 và được vài quốc gia phương Tây khác tin dùng. Xe tăng chủ lực của Pháp sở hữu lớp giáp composite cùng khẩu pháo uy lực, có khả năng bắn hạ chính xác các mục tiêu di động. Kíp lái của Leclerc có 3 người vì nó được lắp đặt cơ chế nạp đạn tự động. Nó còn được mệnh danh là Thợ săn sát thủ.

T-90 là xe tăng chủ lực của quân đội Nga và cũng là cỗ xe tăng thành công nhất trên thị trường xuất khẩu. Dù giá thành rẻ nhưng khả năng chiến đấu của T-90 hoàn toàn không thua kém các loại xe tăng của Mỹ, Đức hoặc Anh. Ngoài tháp pháo chính, T-90 có thể phóng các loại tên lửa chống tăng để hạ gục mục tiêu ở khoảng cách xa hơn so với đạn pháo thông thường. Với động cơ mới nâng cấp, những chiếc T-90 có khả năng di chuyển với tốc tối đa đạt 65 km/h dù chúng nặng 47,5 tấn.

Hệ thống đường hầm bí mật bên dưới Nhà Trắng

Một hệ thống hầm ngầm tối mật được xây dựng bên dưới Nhà Trắng để tổng thống Mỹ có thể sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp.

Oplot-M là xe tăng chủ lực của quân đội Ukraine dựa trên mẫu T-80UD do Liên Xô phát triển. Những chiếc Oplot-M trang bị lớp giáp nổ, giúp chúng nhanh chóng hất văng đầu đạn của kẻ thù khi nó chưa kịp xuyên qua thân xe. Giống với T-90 của Nga, những chiếc Oplot-M cũng có khả năng bắn tên lửa chống tăng bên cạnh một tháp pháo chính.

Type 99 là xe tăng chủ lực của quân đội Trung Quốc với thiết kế và công nghệ pha trộn giữa xe tăng Nga và phương Tây. Giống với xe tăng Nga, những chiếc Type 99 cũng có khả năng phóng tên lửa chống tăng trong khi pháo chính được nạp đạn tự động. Những chiếc Type 99 còn sở hữu vũ khí laser để làm mù tên lửa chống tăng của đối phương hoặc hệ thống hồng ngoại nhằm đánh lạc hướng tên lửa.

Hồng Duy

Ảnh: Military-today.com

Bạn có thể quan tâm