Phần lớn du khách ấn tượng với quần đảo Solomon bởi các bãi biển hoang sơ hoặc các tour du lịch sinh thái hoặc lặn ngắm sinh vật biển. Đây là một đảo quốc của người Melanesia, nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28.400 km². Tuy nhiên, quần đảo này từng là chiến trường khốc liệt giữa quân đội Mỹ và Nhật Bản trong Thế chiến II. Tàn tích của các trận chiến vẫn nằm rải rác ở Solomon 70 năm sau chiến tranh. |
Xác một chiếc xe tăng của quân đội Mỹ nằm trên đảo Kohinggo, thuộc quần đảo Solomon. Nó từng tham gia trận chiến chống lại quân đội Phát xít Nhật năm 1943. Xác chiếc xe tăng hạng nhẹ bị thời gian tàn phá nghiêm trọng. |
Những khẩu pháo hoen rỉ nằm phơi mưa phơi nắng ở bảo tàng chiến tranh Vilu trên đảo Guadalcanal, quần đảo Solomon. Chúng được quân đội Nhật Bản sử dụng trong cuộc chiến với người Mỹ. |
Xác một chiếc máy bay bị bắn hạ trong chiến tranh trên đảo Guadalcanal. Phần lớn các phương tiện chiến tranh trên các bảo tàng ở Solomon đều phơi mình ngoài trời. |
Các trận chiến ở quần đảo Solomon từ năm 1942 đến năm 1945 làm 38.000 binh sĩ Nhật Bản và Mỹ tử trận. |
Nhằm bổ sung cho du khách cái nhìn tổng quan về cuộc chiến khốc liệt, ông Barney Paulsen đã thu thập những tàn tích của chiến tranh và thành lập bảo tàng thế chiến II mang tên Peter Joseph Palatini, lính Mỹ đầu tiên Paulsen tìm thấy thẻ tên. |
Súng, gươm, lựu đạn, thẻ tên và các loại quân trang khác nằm trong hộp gỗ tại bảo tàng Peter Joseph. Chúng từng thuộc về những người lính tham gia cuộc chiến trên quần đảo Solomon. |
Trong những thập kỷ qua, Barney đã sưu tập hàng ngàn đồ vật của chiến tranh bao gồm quân trang và các loại vũ khí. |
Còi và la bàn mà những người lính bỏ lại chiến trường khốc liệt nằm giữa Thái Bình Dương. |
Một góc ở bảo tàng Peter Joseph chứa đồ dùng y tế. |