Tâm lý các bậc cha mẹ luôn mong muốn con cái được đón một cái Tết sung túc, đủ đầy. Với những gia đình có điều kiện kinh tế không mấy khá giả, điều này càng thể hiện rõ hơn bởi bất cứ phụ huynh nào cũng mong con mình được “bằng bạn bằng bè”. Đó cũng là lý do càng gần Tết, họ càng chăm chỉ và nỗ lực làm việc. Những áp lực của cuộc sống mưu sinh khiến các bậc cha mẹ đôi khi không thể dành cho con sự quan tâm trọn vẹn. |
Chỉ đến khi nhìn thấy sự cô đơn, tủi thân hiện lên trong ánh mắt của con, cha mẹ mới nhận ra điều những đứa trẻ thực sự cần không phải tấm áo mới, gói bánh ngon hay món quà giá trị. Với trẻ nhỏ, một cái ôm từ mẹ hay những phút ít ỏi được vui đùa bên cha mới là món quà quý giá nhất. Khoảnh khắc đó cũng khiến các bậc phụ huynh nhận ra “gia tài” thực sự của họ không phải thứ của cải có thể cân đo đong đếm, mà chính là những người con và tình cảm gia đình đậm sâu. |
Với các gia đình nhiều thế hệ, có con cháu đi làm ăn xa nhà, Tết là dịp đặc biệt để cả nhà có cơ hội cùng nhau chuẩn bị bữa cơm tất niên, đón giao thừa và gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp trong năm mới. Mỗi vùng miền có một cách ăn Tết với những phong tục, tập quán riêng, song giá trị bất biến là sự đủ đầy, đoàn tụ, sum vầy của các thành viên trong gia đình. |
Đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến chúng ta nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của sức khỏe, cũng như giá trị từ những phút giây đoàn tụ gia đình. Vào ngày Tết, không gì hạnh phúc hơn với những người ông, người bà bằng việc thấy con cháu trưởng thành và vui khỏe bên nhau. Ngược lại, phận làm con cháu năm nào cũng mong muốn ông bà mạnh khỏe, minh mẫn để cùng cả nhà đón “Tết giàu”. “Giàu” ở đây không phải tiền tài, vật chất mà chính là sức khỏe, là tình cảm gia đình. |
Những người trẻ sống xa nhà và đang trong độ tuổi phát triển bản thân, sự nghiệp thường vô tình bỏ bê gia đình trước guồng quay của cuộc sống. Áp lực khi so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa cũng khiến họ tự đặt mục tiêu phải thành công để mang được thành quả về cho cha mẹ. Sự “thành công” này thường được xã hội đong đếm bằng vật chất. Điều này phần nào lý giải cho việc không ít người trẻ sống xa nhà cố gắng, nỗ lực làm việc nhiều hơn vào những ngày cận Tết. |
Bất cứ người làm cha, làm mẹ nào cũng đều mong muốn con mình thành công. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa họ sẵn sàng đánh đổi bằng những khoảnh khắc được ở bên con. “Thêm một chút, hơn một chút đâu có thêm giàu” là suy nghĩ của nhiều phụ huynh đang ngày đêm ngóng trông con về nhà ăn Tết. Với họ, thứ cần “nhiều hơn một chút” là thời gian cả gia đình quây quần bên nhau sau một năm vất vả. |
Người Việt có câu “Khó quanh năm, giàu ba ngày Tết”. Quan niệm này vô hình trung đặt ra những áp lực, khiến mỗi người phải cố gắng gấp nhiều lần bình thường vào dịp cận Tết với mong muốn giúp gia đình đón năm mới sung túc, đủ đầy. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc đôi khi bị lãng quên của ngày Tết cổ truyền chính là những khoảnh khắc “bên nhau” - thứ không thể mua được bằng tiền bạc, vật chất. |
Gia đình và sức khỏe là những tài sản vô giá, nên chỉ cần đủ đầy hai yếu tố này, mỗi người trong chúng ta coi như đã có một cái “Tết giàu”. Trải qua một năm vất vả, xa cách, ai nấy cũng đều mong chờ hạnh phúc viên mãn với những nụ cười vui vẻ, mãn nguyện trong khoảnh khắc cả gia đình mạnh khỏe sum họp, cùng nhau sắm Tết, chuẩn bị bữa cơm tất niên và đón giao thừa với nhiều niềm hy vọng mới. |
Áp lực tài chính khiến không ít người trong chúng ta phải lao đao mỗi dịp xuân về. Bởi lẽ, ai cũng mong muốn mang lại cho gia đình một cái Tết sung túc và đủ đầy. Tuy nhiên, giá trị thực sự của ngày Tết lại nằm ở sự bình an, sức khỏe và khoảnh khắc cả gia đình đoàn tụ bên nhau. Hiểu được điều này, Lifebuoy triển khai chiến dịch “Cái Tết giàu” dịp Xuân Quý Mão 2023 với mong muốn tái định nghĩa sự “giàu sang” trong ngày Tết là khỏe mạnh, bình an nơi thân để có thêm nhiều phút giây hạnh phúc bên nhau.