Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những câu hỏi giúp bạn xác định một mối quan hệ độc hại

Khi ở trong mối quan hệ độc hại, bạn thường không đủ khách quan để nhận ra rằng bản thân mình đang phải chịu đựng những gì

tinh yeu anh 1

Ảnh minh họa: Nguồn: IMDB.

Sau khi dành cả năm để nuôi dưỡng bản thân, tôi đã tiến tới mức độ chữa lành sâu sắc hơn, nơi tôi đã sẵn sàng nhìn nhận lại vai trò của mình trong mối quan hệ mà tôi từng có. Sự lạm dụng bí mật mà tôi đã trải qua rất khó nhận ra, nhưng khi nhìn lại, đặc biệt là khi tôi đọc nhật ký của mình, tôi đã bị đối xử theo rất nhiều cách không tử tế và thiếu tôn trọng, ngay cả trong thời gian đầu. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, tôi đã bào chữa cho hành vi đó.

Tôi bắt đầu nhận ra mình phải chịu đựng sự lạm dụng tình cảm bí mật bởi nhiều người trong phần lớn cuộc đời mình và câu hỏi mà tôi muốn tự trả lời là: "Tại sao tôi cảm thấy ổn khi bị đối xử như vậy?". Tôi biết mình cần hiểu điều này để chữa lành hoàn toàn và có cơ hội sở hữu những mối quan hệ yêu thương, lành mạnh trong tương lai. Tôi không muốn tiếp tục lặp lại khuôn mẫu này.

Trong thời gian này, khi tôi đang hồi phục sau mối quan hệ gần đây nhất của mình, tôi sợ phải hẹn hò lại. Tôi đã không tin tưởng bản thân có thể nhìn thấu hành vi bí mật. Tôi nhận ra mình phải học hỏi lại về tình yêu để có thể nhận ra sự giả tạo. Tôi cần duy trì sự hiện diện đầy yêu thương với bản thân để có thể quen với hình dáng và cảm giác của tình yêu thực sự.

Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn nhận ra bản thân có đang vướng vào một mối quan hệ với người ái kỷ hay không.

1. Khi nhìn lại, những kiểu hành vi nào tương tự những gì bạn đã trải qua trong mối quan hệ với một người ái kỷ? Có phải cha/mẹ bạn đã áp đặt các vấn đề của họ lên bạn không? Có những chuyện thao túng không? Bạn có cảm thấy như thể mình sẽ không bao giờ là đủ không? Hay có lẽ đòi hỏi quá đáng hay không? Quá nhạy cảm không? Tập trung vào cảm xúc, nhu cầu của họ và của bạn không quan trọng ư?

2. Bạn đã nhận được những thông điệp không lành mạnh hoặc tiêu cực nào về bản thân trong quá trình trưởng thành? Bạn đã nhận được những thông điệp nào tương tự từ người ái kỷ xuất hiện trong cuộc sống của bạn?

3. Bạn cảm thấy thế nào khi ở bên mẹ trong quá trình trưởng thành? Bạn cảm thấy thế nào khi ở bên bố? Có bất kỳ cảm giác hoặc tiếp xúc cơ thể nào giống với những cảm giác và tiếp xúc cơ thể với người ái kỷ đang xuất hiện trong cuộc sống của bạn hay không?

4. Mẹ bạn đối xử với bố bạn như thế nào? Bố bạn đang đối xử với mẹ bạn ra sao? Bạn có thấy bất kỳ điểm tương đồng nào với cách bạn được người ái kỷ đối xử trong cuộc sống không?

5. Ký ức, tổn thương nào trong thời thơ ấu đã khiến bạn có mối quan hệ với những người ái kỷ. Hãy nhớ rằng, ngay cả những thông điệp rất tế nhị, hành vi có thiện ý nhưng không lành mạnh, cũng sẽ củng cố hành vi độc hại trong tương lai mà chúng ta nghĩ rằng chúng là bình thường.

Debbie Mizra/1980 Books & NXB Lao Động

SÁCH HAY