Phóng viên ảnh Nick Ut của hãng tin AP từng gây chấn động thế giới với bức ảnh Em bé Napalm mà ông chụp trong chiến tranh Việt Nam. Đó là hình ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, chạy khỏi ngôi làng vừa hứng chịu trận bom Napalm của Mỹ tại huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam ngày 6/8/1972. Sau khi bức ảnh được đăng tải, nhiều cuộc biểu tình phản đối và yêu cầu chấm dứt chiến tranh diễn ra tại một số thành phố lớn trên thế giới. |
Cô gái cầm hoa đứng trước hàng rào lính mang súng trong cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam diễn ra ở thủ đô Washington, D.C. của Mỹ năm 1967. Đây là bức ảnh danh tiếng của nhiếp ảnh gia người Pháp Marc Riboud. |
The Falling Soldier (tạm dịch: Người lính gục ngã) là bức ảnh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Robert Capa. Ngày 5/9/1936, Capa đã chớp được khoảnh khắc ngã xuống của người lính anh dũng trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. |
Trận Gettysburg trong cuộc nội chiến Mỹ là trận đánh đẫm máu nhất kéo dài 3 ngày (1, 2 và 3/7/1863). |
Nhiếp ảnh gia người Anh Don McCullin chụp những đứa trẻ trong trại tập trung ở Biafra. Chúng đang đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết. Quốc gia này phải trải qua cuộc chiến tranh kéo dài suốt 3 năm. Hơn một triệu người chết, nạn đói và dịch bệnh hoành hành khắp nơi. |
Đợi con với, cha yêu! (Wait for me, Daddy!) là bức ảnh của tác giả Claude P. Dettloff chụp tại New Westminster, Canada ngày 1/10/1940. Đây là khoảnh khắc cảm động khi một cậu bé chạy về phía cha, người lính chuẩn bị ra trận trong Thế chiến II. |
Cô Terri Gurrola đoàn tụ với con gái sau khi phục vụ quân đội tại Iraq trong suốt 7 tháng. |
Helen Fisher hôn xe tang chở thi thể người em họ 20 tuổi của cô tại tang lễ dành cho những binh lính tử trận ở Wootton Bassett, Anh. |