Nhà máy Nhựa tái chế Duy Tân được khởi công xây dựng từ tháng 6/2019 trên diện tích 65.000 m2 tại Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ (Long An), với công suất sau khi hoàn thành là 100.000 tấn/năm.
Nhà máy Nhựa tái chế Duy Tân có quy mô 65.000 m2. |
Ngoài các tiêu chuẩn ISO cho hệ thống quản lý, với dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu mới từ châu Âu, sản phẩm của công ty đáp ứng yêu cầu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), chứng nhận quốc tế từ Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA). Đây là minh chứng cho chất lượng sản phẩm hạt nhựa tái sinh không chứa chất độc hại, phù hợp để sản xuất các dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm, bao gồm nước uống.
Sản phẩm hạt nhựa tái sinh đạt chứng nhận FDA và EFSA. |
Nhà máy nhựa tái chế của Duy Tân hiện áp dụng thành công mô hình công nghệ “bottle to bottle”. Theo đó, mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa, tạo ra một vòng lặp chai nhựa mới, giúp giảm sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Trong năm 2022, nhà máy đã tái chế hơn 1,3 tỷ chai nhựa được thu gom trong nước. Số lượng chai nhựa đã được xử lý, tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các đối tác FMCG lớn tại Việt Nam, mà còn xuất khẩu 4.200 tấn sang 12 quốc gia - bao gồm Mỹ và châu Âu.
Phân xưởng nhập liệu đầu vào tại nhà máy. |
Hiện nay, nhà máy có công suất sản xuất 30.000 tấn nhựa/năm. Kế hoạch giai đoạn 2 sẽ nâng công suất xử lý lên 60.000 tấn nhựa/năm, tương đương 4 tỷ chai nước được tái chế.
Nhà máy đang được vận hành theo tiêu chí 3 không trong quá trình sản xuất: Không rác thải, không khí thải và không nước thải. Việc áp dụng 3 tiêu chí này giúp công ty thúc đẩy sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến tái sử dụng các nguồn năng lượng trong sản xuất.
Hoàn thành xây dựng nhà máy được xem là bước tiến quan trọng của Nhựa tái chế Duy Tân. Doanh nghiệp thành công trong quy trình thu gom, tái chế và sản xuất hạt nhựa tái sinh chất lượng cao cho thị trường. Từ đó, thương hiệu dần hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa, giúp giảm tác động đến môi trường, hướng đến nền kinh tế xanh và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng sử dụng nhựa tái sinh trong sản xuất bao bì.