Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nhóm nổi dậy đánh chiếm thần tốc Aleppo là ai?

Việc nắm bắt thời cơ "nghìn năm có một" đã giúp nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham chiếm lĩnh thành công Aleppo, làm rung chuyển chính quyền của Tổng thống Assad.

Những nhóm chiến binh chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad vốn thường được cho là chắp vá và không thiếu những bất hòa. Nhưng lần này, phiến quân đã đoàn kết dưới sự dẫn dắt của Hayat Tahrir al-Sham (HTS). Ảnh: New York Times.

Các cuộc không kích diện rộng của Nga vào năm 2016 đã giúp lực lượng quân sự của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đẩy lùi quân nổi dậy khỏi Aleppo, tạo ra bước ngoặt trong cuộc nội chiến Syria, vốn đã rơi vào thế giằng co kể từ năm 2020.

Ngày 30/11, thông qua một đợt tấn công dữ dội, phiến quân đã một lần nữa chiếm lại Aleppo. Chính quyền Tổng thống Assad đang đứng trước mối đe doạ lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây, theo Guardian.

Chuyện gì đã xảy ra ở Aleppo?

Đợt tấn công của phiến quân ở Syria bắt đầu từ ngày 27/11 khi các nhóm phiến quân tuyên bố đã nhanh chóng giành quyền kiểm soát một căn cứ quân sự và 15 ngôi làng do lực lượng chính phủ nắm giữ ở phía tây bắc tỉnh Aleppo.

Phiến quân do nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS) cầm đầu đã cắt đứt tuyến đường cao tốc chính từ Damascus đến Aleppo. Đồng minh của Assad là Nga đã tiến hành các cuộc không kích để đáp trả.

Đến đêm 29/11 (giờ địa phương), lực lượng HTS đã tiến từ căn cứ của họ ở khu vực nông thôn đến vùng ngoại ô Aleppo. Vào ngày 1/12, họ dường như đã kiểm soát hoàn toàn thành phố này.

Quân đội Syria đã nhanh chóng tăng viện và trang thiết bị đến tỉnh Hama khi quân nổi dậy cố gắng tiến về phía nam hướng đến thủ phủ tỉnh này. Cùng lúc đó, Syria và Nga vẫn tiếp tục không kích nhắm vào những khu vực do lực lượng đối lập kiểm soát.

noi chien Syria anh 1

Các chuyên gia quân sự nhận định rằng lực lượng HTS đã trở nên tinh nhuệ hơn trong đợt tiến công lần này. Ảnh: Reuters.

Nguồn cơn cuộc nội chiến Syria khởi phát vào năm 2011 khi lực lượng của Tổng thống Assad tìm cách dập tắt những cuộc biểu tình thuộc phong trào "mùa xuân Arab". Tình trạng bất ổn nhanh chóng biến thành cuộc xung đột vũ trang diện rộng, sau cùng dẫn đến cuộc nội chiến Syria, theo Guardian.

Nhiều lực lượng nổi dậy với sự hậu thuẫn của những nước lớn trong khu vực đòi hỏi đường lối chính sách mới. Tuy nhiên, những tổ chức này nhanh chóng bị lu mờ bởi các lực lượng thánh chiến cực đoan, bao gồm cả một nhánh của al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Cuộc nội chiến đã khiến khoảng nửa triệu người thiệt mạng và buộc gần 7 triệu người khác tị nạn khỏi đất nước. Những người ở lại đang phải chịu đựng tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài.

Mặc dù quân nổi dậy từng có vẻ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với chế độ của Tổng thống Assad, ông đã dần giành lại quyền kiểm soát khoảng 70% đất nước với sự hỗ trợ quan trọng từ Nga và Iran, theo Guardian.

Quân nổi dậy đã bị đẩy lùi về một số khu vực phía bắc và tây bắc Syria, nơi họ bám trụ với sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ giáp biên giới. Cuộc chiến chưa bao giờ hoàn toàn chấm dứt song phần lớn đã rơi vào bế tắc kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Recep Tayyip Erdoğan của Thổ Nhĩ Kỳ đứng ra làm trung gian cho lệnh ngừng bắn ở khu vực Idlib (thuộc tây bắc Syria) vào năm 2020.

Tại sao phiến quân tiến công?

Lực lượng HTS dường như đã chuẩn bị cho chiến dịch lần này trong một thời gian dài, với các báo cáo về những cuộc tập trận quân sự lớn trong nhiều tuần vào mùa thu.

Các chuyên gia nhận định rằng lực lượng của HTS hiện tinh nhuệ hơn đáng kể so với thời điểm ngừng bắn, với một trường quân sự mới được thành lập và quyền kiểm soát hoàn toàn đối với chính quyền địa phương tại các thành trì của họ.

Một trong những yếu tố quan trọng khác đóng vai trò then chốt trong bước tiến công mới của HTS là tình hình địa chính trị hiện nay, với sự hậu thuẫn từ các đồng minh của ông Assad đang bị phân tán hoặc suy yếu.

Hezbollah, một lực lượng uỷ nhiệm của Iran và từng là thành phần quan trọng trong cơ sở của ông Assad, đã chịu tác động nặng nề sau một loạt chiến dịch không kích và tiêu diệt lãnh đạo cấp cao đến từ phía Israel. Lãnh đạo tối cao Hassan Nashrallah cũng đã thiệt mạng.

Cùng lúc đó, dù vẫn là một thế lực trong khu vực, lực lượng của Nga được cho là đang dần bị dàn mỏng trên nhiều mặt trận, Guardian nhận định.

Israel đã tăng cường đáng kể các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Iran trên bộ ở Syria và cũng đã tấn công các kho vũ khí ở Aleppo.

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Donald Trump đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào nhiều cứ điểm quân sự của Syria nhằm gây sức ép lên Iran.

Dareen Khalifa, một chuyên gia về Syria tại Crisis Group, nói với Financial Times rằng những điều kiện trên hợp nhất đã tạo ra một "cơ hội nghìn năm có một" cho đợt tiến công của phiến quân.

noi chien Syria anh 2

Sự suy yếu và phân tán của các lực lượng hậu thuẫn cho chính quyền Assad đã mở ra cơ hội "nghìn năm có một" cho phiến quân HTS. Ảnh: Reuters.

Abu Muhammad al-Jolani, người sáng lập HTS, từng tham gia lực lượng Iraq chống Mỹ và là thành viên tổ chức tiền thân của IS, theo Guardian.

Trong quá khứ, HTS có tên là Jabhat al-Nusra hay mặt trận Al-Nusra và từng tuyên bố trung thành với al-Qaeda. HTS công khai cắt đứt quan hệ với al-Qaeda vào năm 2016 và đổi tên thành Hay'at Tahrir al-Sham hay Tổ chức Giải phóng Levant.

HTS hiện là phe nổi dậy hùng mạnh nhất ở Syria và kiểm soát Idlib, nơi có khoảng 4 triệu người sinh sống, với khoảng 30.000 quân lính.

noi chien Syria anh 3

Một số binh sĩ thuộc phe nổi dậy ở Syria chụp ảnh trên một xe tăng trên đường dẫn đến thủ phủ Maaret al-Numan của tỉnh Idlib, phía tây bắc Syria. Ảnh: JIJI.

Dù HTS có tốc độ tiến quân đáng kinh ngạc, giới quan sát dự đoán chính quyền Tổng thống Assad và các đồng minh sẽ phản công.

Ibrahim al-Assil, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông ở Washington, nhận định: “Trận chiến thực sự vẫn chưa bắt đầu. Assad có thể đang áp dụng một chiến lược cũ đã từng hiệu quả với ông ta trước đây: rút lui, tập hợp lại, củng cố và phản công. Việc biết dừng lại đúng lúc mới là bài kiểm tra thực sự cho lực lượng nổi dậy".

Trong bối cảnh chính quyền Assad đang củng cố lực lượng ở Hama và các cuộc không kích của Nga nhiều khả năng sẽ được tăng cường, phe phiến quân nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn trong tương lai gần.

Nhiều chuyên gia cũng lo ngại Tổng thống Assad sẽ sử dụng vĩ khí hoá học, điều ông từng làm vào khoảng thời gian đen tối nhất của cuộc nội chiến. Nếu viễn cảnh đó xảy ra, những bước tiến của phiến quân sẽ trở nên vô nghĩa.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...

Quân nổi dậy Syria chiếm sân bay Aleppo, tấn công sang Hama

Giới quan sát cho biết lực lượng phiến quân ngày 1/12 đã chiếm được sân bay và học viện quân sự của thành phố Aleppo, đồng thời đang tấn công vùng ngoại ô thành phố Hama ở phía tây.

Aleppo thất thủ, Anh đổ lỗi cho chính phủ Syria

Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố: "Chế độ Assad đã tạo ra điều kiện cho sự leo thang hiện nay thông qua việc liên tục từ chối tham gia tiến trình chính trị và dựa vào sự hỗ trợ từ Nga và Iran".

Nga cách chức tướng chỉ huy quân đội ở Syria sau tổn thất quân sự

Trong những ngày gần đây, giao tranh ở Syria ngày càng gia tăng và tình hình tại các tỉnh có tầm chiến lược quan trọng như Aleppo, Hama và Idlib vẫn vô cùng phức tạp.

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm