Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhìn lại vụ bê bối Siemens

Vụ bê bối của Siemens đã hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của các quản lý cấp cao, dẫn đến số tiền phạt lên đến hơn 3 tỷ USD cùng hàng loạt các vụ tố tụng pháp lý.

ao tuong bat bai anh 1

Vụ tham nhũng lớn nhất ở Đức thời hậu chiến. Ảnh: Siemens.

“Tôi không thể chịu đựng thêm bất kì sự phẫn nộ giả tạo do chính ban quản lý cấp cao tạo ra”. Một trong những tạp chí tin tức có sức ảnh hưởng nhất ở các nước nói tiếng Đức, Der Spiegel, đã trích lời Giám đốc Tài chính Siemens trả lời qua điện thoại ngay lúc vụ hối lộ vào tháng 4/2008 bị đẩy lên đến đỉnh điểm.

Ông không phải là người duy nhất lên tiếng, các đồng nghiệp khác cũng đã làm điều tương tự. Không chỉ có những công tố viên ở Đức mà các công tố đến từ Mỹ, Thụy Sĩ, Italy và Hy Lạp cũng đều vào cuộc.

Vụ tham nhũng lớn nhất ở Đức thời hậu chiến dần dần được hé mở và người ta hiểu rằng hối lộ vốn là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của một trong những công ty công nghệ dẫn đầu châu Âu này.

Với một mạng lưới gồm những tài khoản ngân hàng nước ngoài và các công ty “thư tín” (mailbox company) được bố trí tài tình, toàn bộ hoạt động diễn ra hiệu quả và kín đáo.

Công ty còn sử dụng một tờ đơn phê duyệt “Tiền hoa hồng cho đơn đặt hàng của khách hàng” có yêu cầu của hai chữ kí. Để an toàn, các chữ kí sẽ được ghi trên những tờ giấy nhớ có thể tách rời, kèm theo một lời nhắc được in trên biểu mẫu có nội dung: “Dán giấy nhớ tại đây”.

Vậy làm thế nào mà mọi thứ đi xa được tới vậy? Lời giải thích sẽ được đưa ra ngay sau đây, tuy nhiên nó hoàn toàn không phải là sự biện minh cho lỗi lầm của công ty.

Từ góc nhìn ngày nay thì có vẻ khó tin nhưng trước năm 1999, luật pháp Đức quy định hối lộ ngoài biên giới Đức không phải tội hình sự. Thậm chí, trên thực tế, đây còn là một khoản được khấu trừ thuế!

Là một công ty toàn cầu, Siemens đã khai thác tối đa điều này vì họ tin rằng đây là cách duy nhất để chốt được giao dịch ở các khu vực Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi cận Sahara.

Mặc dù luật hối lộ đã có những thay đổi đáng kể vào năm 1999, Siemens vẫn tiếp tục đi theo phương thức cũ. Nền văn hóa này dường như đã bén rễ sâu vào bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển trong lĩnh vực này - và nhiều quản lý cấp cao đã làm việc cho công ty suốt cả sự nghiệp - cảm thấy họ sống trong một thế giới với những quy tắc riêng của mình.

Một quản lý cấp cao từng trả lời trước giới báo chí rằng: “Chính quyền có thể đến rồi đi, nhưng Siemens vẫn mãi ở đó!”.

Andreas Krebs và Paul Williams/NXB Dân trí & Tân Việt Books

SÁCH HAY