Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều chiêu lừa đảo về 'hợp đồng nghỉ dưỡng'

Mặc dù đã được cảnh báo nhiều lần, không ít người vẫn bị lừa bởi những chiêu trò tinh vi của mô hình dịch vụ nghỉ dưỡng mang tên "hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ", đặc biệt là người cao tuổi.

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, bên bán thường sử dụng nhiều chiến lược khai thác tâm lý để người mua đặt cọc hoặc ký kết hợp đồng một cách vội vàng khi chưa tìm hiểu kỹ lưỡng. Ảnh minh họa: Đoàn Nguyên.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa khuyến cáo người dân các vấn đề cần lưu ý khi tham gia mô hình dịch vụ nghỉ dưỡng có tên gọi "hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ".

Bên cạnh tên gọi này, các hợp đồng kinh doanh nghỉ dưỡng dài hạn (thường có thời hạn hợp đồng từ vài năm đến vài chục năm) còn xuất hiện dưới nhiều tên gọi như "hợp đồng nghỉ dưỡng", "hợp đồng dịch vụ tuần nghỉ hạnh phúc", "hợp đồng kỳ nghỉ gia đình", "hợp đồng mua bán thẻ du lịch"...

Phải thanh toán toàn bộ hợp đồng cùng nhiều chi phí

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết có rất nhiều chiêu trò lừa đảo. Cụ thể, người mua quyền nghỉ dưỡng, quyền sở hữu kỳ nghỉ được quyền sử dụng căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian dài hạn cho bản thân và những người mà khách hàng đăng ký.

Để sở hữu những kỳ nghỉ này, khách hàng sẽ thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng trước khi sử dụng dịch vụ, thường khoảng 200-800 triệu đồng phụ thuộc vào loại căn hộ và thời gian.

Ngoài ra, khách hàng có thể phải chi trả các khoản chi phí khác như phí duy trì, phí thường niên, phí chuyển nhượng, phí trao đổi và bên mua không được hủy ngang hợp đồng.

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, hiện có 3 loại hình nghỉ dưỡng dài hạn: Tuần nghỉ cố định trong năm tại một loại phòng nghỉ cụ thể; tuần nghỉ không cố định hay tuần thả nổi; và thẻ kỳ nghỉ hay thẻ tích lũy điểm trừ dần linh động theo nhu cầu của khách hàng.

Về phía doanh nghiệp cung cấp kỳ nghỉ có thể sở hữu hoặc không sở hữu khu nghỉ dưỡng. Trong trường hợp có sở hữu khu nghỉ dưỡng, sở hữu kỳ nghỉ có thể được bán dưới dạng "hình thành trong tương lai" như một hình thức huy động vốn để chủ sở hữu sử dụng tiền thu được vào việc xây dựng khu nghỉ dưỡng.

Thậm chí, một số bên bán không sở hữu khu nghỉ dưỡng nhưng vẫn cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn và thu toàn bộ giá trị hợp đồng của bên mua trước khi cung cấp dịch vụ.

Sử dụng chiêu trò tâm lý để lừa đảo

Qua phản ánh của nhiều người, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết bên bán thường sử dụng nhiều chiến lược khai thác tâm lý để người mua đặt cọc hoặc ký kết hợp đồng một cách vội vàng khi chưa có sự tìm hiểu kỹ lưỡng.

Cụ thể, bên bán sẽ tiếp cận, chào mời khách hàng tham gia dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn phổ biến tại các doanh nghiệp là tổ chức sự kiện để tặng quà, tặng kỳ nghỉ miễn phí và khảo sát nhu cầu du lịch của người tham gia, đặc biệt là người cao tuổi.

Tại đây, các công ty sử dụng nhiều chiến lược bán hàng tinh vi, bài bản khiến nhiều người dân đặt cọc, ký kết hợp đồng một cách vội vàng ngay cả khi chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như chưa được cung cấp, chưa nghiên cứu hợp đồng. Đồng thời, che giấu một số thông tin quan trọng như nghĩa vụ của bên mua, các loại phí phát sinh, điều khoản bất lợi trong hợp đồng...

Khi nhận ra sản phẩm trên thực tế không đúng nguyện vọng, người mua yêu cầu bên bán chấm dứt hợp đồng, hoàn trả tiền nhưng không được chấp nhận.

Trước thực trạng trên, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến cáo người tiêu dùng trước khi quyết định tham gia sự kiện giới thiệu sản phẩm, cần tìm hiểu thông tin về loại hình sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu.

Đồng thời, trước khi quyết định, cần yêu cầu cung cấp đầy đủ bộ hợp đồng và nghiên cứu kỹ, đặc biệt ở những vấn đề như xác định rõ nhu cầu của bản thân, gia đình trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, so sánh các thông tin được quảng cáo, chào bán hoặc "cam kết miệng" của doanh nghiệp với các điều khoản quy định chính thức tại dự thảo hợp đồng...

Phó thủ tướng chỉ đạo chặn việc lập doanh nghiệp để trốn thuế

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành có giải pháp quản lý việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngăn chặn việc lợi dụng thành lập doanh nghiệp nhưng không hoạt động để trốn thuế, lừa đảo.

Mua nhà 'trên giấy' sau 1/8 cần chú ý gì?

Người mua nhà ở hình thành trong tương lai chỉ cần đặt cọc tối đa 5% giá trị hợp đồng và buộc phải thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng.

Lợi nhuận Đất Xanh giảm mạnh dù doanh thu tăng cao

Mặc dù doanh thu cải thiện đáng kể, Tập đoàn Đất Xanh chỉ báo lãi 94 tỷ đồng trong quý II do chi phí tăng cao và doanh thu tài chính sụt giảm.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm