Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật thấp thỏm vì căng thẳng giữa Nga với phương Tây

Trong lúc Nhật Bản đang cố gắng cải thiện quan hệ với Nga, sự đối đầu giữa phương Tây với Điện Kremlin vì khủng hoảng tại Ukraina đẩy các nhà lãnh đạo ở Tokyo vào thế khó.

Khủng hoảng kép tại Ukraina khiến giới cầm quyền Nhật Bản cảm thấy bất an. Các quan chức tại đất nước mặt trời mọc lo ngại rằng, những biện pháp trừng phạt nền kinh tế của Nga sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ đang ấm dần giữa Tokyo và Moscow.

Trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo nhóm G7 bắt đầu áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga, các quan chức Nhật Bản khẳng định mối quan hệ với Moscow vẫn tiến triển đúng hướng. Bộ trưởng thương mại Nhật Bản Toshimitsu Motegi hôm 4/3 cho biết, mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản vẫn không thay đổi trên phương diện kinh tế và ngoại giao.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AP

Những lợi ích về năng lượng sẽ khiến hai nền kinh tế xích lại gần hơn trong bối cảnh Nga dự định tăng gấp đôi lượng dầu mỏ và khí đốt vào thị trường châu Á trong 20 năm tới, còn Nhật Bản buộc phải nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch nhằm thay thế nguồn năng lượng nguyên tử sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.

“Chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng từ việc các nước phương Tây đồng tình với hành động áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga”, một nhà quản lý cấp cao làm việc tại một công ty Nhật Bản liên quan tới ngành năng lượng Nga thừa nhận.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nâng tầm mối quan hệ với Moscow kể từ khi ông quay trở lại vị trí lãnh đạo nội các hơn một năm trước. Ông gặp Tổng thống Vladimir Putin 5 lần bất chấp căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước từ Thế chiến thứ hai.

Nga có thể giữ Ukraina trong vòng tay mà không cần nổ súng

Trong vài tháng tới, nền kinh tế Ukraina có thể rơi tự do. Nếu phương Tây không thể cứu vãn tình thế, người dân Ukraina sẽ muốn đất nước quay trở lại vòng tay của Nga.

Ngược lại, ông Abe không gặp các nhà lãnh đạo hai nước láng giềng Hàn Quốc và Trung Quốc trong bối cảnh Tokyo sa lầy trong tranh chấp quần đảo không người- Senkaku/ Điếu Ngư- với Trung Quốc và đảo Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc.

Nga đang kiểm soát Crimea - một bán đảo ở Biển Đen - mà không cần nổ súng. Mọi con mắt đang đổ dồn vào động thái quân sự tiếp theo của Nga tại Crimea, nơi người biểu tình ủng hộ Nga đổ ra đường và giương cao cờ Nga trên các tòa nhà công quyền tại nhiều thành phố trong những ngày qua.

Thúc đẩy ngoại giao

Sau khi trở lại ghế thủ tướng, ông Abe đã thăm nhiều quốc gia, đồng thời đẩy mạnh mối quan hệ thương mại và mở rộng đầu tư của Nhật Bản nhằm vực dậy nền kinh tế của đất nước sau hơn một thập kỷ tăng trưởng trì trệ.

Mối quan hệ với Nga là trọng tâm chính trong nỗ lực ngoại giao của Nhật Bản. Chuyến thăm Moscow vào tháng 4/2013 của ông Abe là lần công du Nga của một Thủ tướng Nhật Bản trong 10 năm qua. Bộ ngoại giao Nhật Bản xác nhận số lần gặp Tổng thống Putin của ông Abe nhiều hơn mọi nhà lãnh đạo khác.

Tháng trước, Ông Abe tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông tại thành phố Sochi, Nga. Tổng thống Putin cũng sẽ thăm Nhật Bản vào mùa thu năm nay.

Nhưng vài ngày trước, các quan chức chính phủ Nhật Bản đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina trong một tuyên bố của G7 về tình hình tại khu tự trị Crimea hôm 3/3. Các nhà lãnh đạo G7, bao gồm Nhật Bản, đã rút khỏi quá trình chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh tại Sochi, Nga, vào tháng 6 để phản đối những động thái quân sự của Moscow tại Crimea.

Nga không ngán cuộc chiến ngôn từ của phương Tây

Dù hăm dọa và lên án Putin liên tục, Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo châu Âu chẳng có biện pháp hiệu quả nào để ngăn cản sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraina.

Mối lo của Nhật Bản

Một sự chuyển dịch mạnh mẽ đang diễn ra trong lĩnh vực năng lượng của Nga. Moscow sẽ xuất khẩu dầu sang châu Á thông qua đường ống phía đông Siberia - Thái Bình Dương. Ông Putin đang thúc đẩy doanh số bán khí đốt để giảm sự phụ thuộc vào châu Âu.

Hiện tại, Nhật Bản tiêu thụ 1/3 lượng khí thiên nhiên hóa lỏng toàn cầu. 10% nguồn cung khí đốt tới từ phía đông nước Nga. Lượng khí đốt mà Nhật Bản nhập khẩu dầu từ Nga đã tăng 45% vào năm 2013.

Trong bối cảnh các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản ngừng hoạt động và người ta không rõ khi nào chúng sẽ hoạt động trở lại, Tokyo đã cắt giảm chi phí nhập khẩu năng lượng, đồng thời các công ty Nhật Bản tham gia vào các dự án xuất khẩu khí đốt dạng lỏng.

“Mối quan hệ dần suy yếu giữa Mỹ, Liên minh châu Âu và Nga có thể ảnh hưởng tới mối bang giao đang phát triển giữa Nhật Bản với nước láng giềng thân cận. Thực trạng ấy có thể tác động xấu tới lượng khí đốt và xăng dầu mà Nhật Bản nhập khẩu từ Nga vào thời kỳ mà an ninh năng lượng của Nhật Bản trở thành mục tiêu cấp bách do các nhà máy điện hạt nhân đóng cửa sau thảm họa Fukushima”, Tom O’Sullivan, người sáng lập tập đoàn tư vấn năng lượng Mathyos Nhật Bản, cho biết.

 

http://news.yahoo.com/japans-embrace-russia-under-threat-ukraine-crisis-113350218--finance.html

Hải Anh (theo Reuters)

Bạn có thể quan tâm