Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật sẽ dùng 'chim ưng biển' CV-22 cho nhiệm vụ cứu hộ nguy hiểm

Chính phủ Nhật có kế hoạch sử dụng máy bay cất cánh thẳng đứng CV-22 Osprey cho các nhiệm vụ nguy hiểm và bí mật ở nước ngoài như giải cứu công dân.

Japan Times dẫn nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) có một đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố, chuyên thực hiện các nhiệm vụ bí mật và nguy hiểm, như giải cứu con tin. Song đơn vị chưa hoạt động hết khả năng vì thiếu máy bay chuyên dụng.

Loại máy bay dự kiến được sử dụng sẽ là CV-22 Osprey, một phiên bản đặc biệt được phát triển từ MV-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ. CV-22 sẽ được triển khai cùng các trực thăng tân trang lại gồm UH-60 của JGSDF, nguồn tin cho biết.

CV-22 được đánh giá có khả năng bay đêm tốt hơn và radar địa hình của nó cho phép bay ở độ cao rất thấp để tránh radar đối phương. Trong khi đó, UH-60 tân trang được bọc giáp và có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự C-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF).

Luật an ninh gây tranh cãi có hiệu lực vào năm 2016 đã mở rộng phạm vi các nhiệm vụ ở nước ngoài mà Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) có thể thực hiện. Tokyo đang tìm cách tăng cường sứ mệnh giải cứu công dân Nhật ở nước ngoài, kể từ cuộc khủng hoảng con tin ở Algeria vào năm 2013, trong đó 10 người Nhật bị giết.

Nhat Ban su dung may bay CV-22 Osprey anh 1
CV-22 của Thủy quân lục chiến Mỹ trong một nhiệm vụ. Ảnh: Không quân Mỹ.

Luật an ninh mới nới lỏng ràng buộc về các vấn đề quân sự trong hiến pháp Nhật sau Thế chiến II. Chính phủ đã cho phép SDF tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình ở nước ngoài, theo yêu cầu của các tổ chức quốc tế không thuộc quyền kiểm soát của Liên Hợp Quốc.

Hoạt động cứu hộ ở nước ngoài có thể không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng của thành viên SDF mà còn tạo ra tình huống buộc họ phải bắn trả. Hiến pháp Nhật cấm sử dụng vũ lực ở nước ngoài.

Ngoài ra, JGSDF cũng chú ý đến việc sử dụng máy bay đặc biệt trong trường hợp các đảo xa xôi của nước này bị lực lượng nước ngoài chiếm đóng, theo các nguồn tin.

Tại Futenma, căn cứ của thủy quân lục chiến Mỹ ở Okinawa, 24 chiếc MV-22 đã được triển khai hoạt động từ năm 2012. Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định giới thiệu CV-22 cùng với 17 chiếc MV-22 Osprey mà họ dự định triển khai tại sân bay Kaga trên đảo Kyushu.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ban đầu dự định triển khai máy bay trong hơn 4 năm, kể từ năm tài khóa 2018, nhưng cơ quan này đã hoãn việc giao lô hàng đầu tiên trong số 5 máy bay từ Mỹ. Chính phủ Nhật đang đấu tranh để giành được sự đồng ý của người dân địa phương do lo ngại về hồ sơ an toàn bay của Osprey.

Trực thăng 'chim ưng biển' Osprey của Mỹ rơi tại Nhật

Quân đội Mỹ thông báo tạm thời ngưng hoạt động của chim ưng biển MV-22 Osprey sau khi nó rơi xuống vùng biển tỉnh Okinawa đêm 13/12 khiến 5 người bị thương.

'Quái vật' MV-22 Osprey gặp nạn, 1 lính Mỹ tử vong

Ít nhất một lính Thủy quân lục chiến tử nạn và 21 người bị thương khi máy bay đa nhiệm MV-22 Osprey của Mỹ gặp sự cố lúc tập luyện ở Hawaii.


Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm