Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật lo ngại Trung Quốc trong báo cáo mới về Biển Đông

Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh sự ảnh hưởng đến an ninh khu vực do những hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên Biển Đông trong năm 2015 và đưa ra dự báo về diễn biến sắp tới.

Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành đường băng trên đá Chữ Thập. Ảnh: IHS

Trong báo cáo công bố ngày 22/12, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nêu bật những điểm mấu chốt trong hoạt động bồi đắp và cải tạo đảo của Trung Quốc, như quá trình diễn ra nhanh chóng và quy mô lớn. Cơ quan này lưu ý nhiều quan điểm lo ngại rằng Trung Quốc đang thực hiện ý đồ quân sự hóa các đảo nhân tạo. Bắc Kinh luôn rêu rao "Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa", nhưng cũng thừa nhận việc xây dựng "một số cơ sở quân sự" trên các đảo.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng sử dụng số liệu từ báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc đã cải tạo hơn 11,7 km2 tính từ tháng 12/2013 đến tháng 6/2015, với quy mô lớn hơn nhiều so với tất cả các bên liên quan trong 40 năm qua. Bày tỏ lo ngại về hành động của Trung Quốc, Chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã so sánh việc bồi lấp đảo như xây dựng "Vạn lý trường thành cát" trên Biển Đông.

Từ việc Trung Quốc đẩy nhanh các hoạt động cải tạo, Tokyo lo ngại về những tác động đến tình hình an ninh trong khu vực. Bộ Quốc phòng Nhật lo ngại rằng các cảng biển (như cơ sở xây trên đá Chữ Thập) với chức năng neo đậu, tiếp tế và bảo dưỡng là cơ sở để Bắc Kinh thúc đẩy sự hiện diện của lực lượng hải quân và đội chấp pháp trên biển ở Biển Đông. Qua đó, Trung Quốc có thể nâng cao năng lực của các hoạt động ở những vùng trung và phía nam Biển Đông. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến những quốc gia ven biển và tuyến đường thương mại trên biển.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lo ngại từ ý đồ xây dựng đường băng trên các đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn. Những đường băng này là tiền đề để Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của lực lượng không quân trên Biển Đông, có thể đưa đến đây nhiều loại máy bay quân sự khác nhau như chiến đấu cơ, máy bay ném bom, tuần tra không người lái... Từ đó, chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc cũng được nâng cấp để đối phó với sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực, đồng thời cũng cho phép Bắc Kinh can thiệp nhanh hơn trong tình huống khẩn cấp.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng ghi nhận rằng, các đường băng mà Trung Quốc xây dựng là những cơ sở để Trung Quốc có thể tuyên bố thành lập một vùng phòng không trên Biển Đông, tương tự việc nước này đã đơn phương thực hiện như trên biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013.

Nhật triển khai dự án quân sự lớn trên 200 đảo ở Hoa Đông

Các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản cho rằng Thủ tướng Shinzo Abe muốn tăng cường kiểm soát vùng biển và bầu trời quanh các đảo xa xôi trên biển Hoa Đông.

Toàn cảnh Biển Đông dậy sóng năm 2015

Tình hình Biển Đông năm 2015 căng thẳng vì những hoạt động cải tạo, bồi lấp đảo quy mô lớn của Trung Quốc, buộc cộng đồng quốc tế phải lên tiếng và có phản ứng mạnh mẽ.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm