Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản tăng trợ cấp để doanh nghiệp rời Trung Quốc đến Đông Nam Á

Nhật Bản sẽ đẩy mạnh chương trình khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất ở Đông Nam Á nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo Nikkei Asian Review, chính phủ Nhật Bản sẽ trả 50% chi phí cho các công ty lớn và 2/3 cho những doanh nghiệp nhỏ để xây dựng địa điểm sản xuất tại Đông Nam Á. Khoản trợ cấp được áp dụng cho các công ty tập trung sản xuất sản phẩm ở một quốc gia cụ thể.

Mục đích của chương trình này là đa dạng hóa địa điểm sản xuất tại nước ngoài của doanh nghiệp Nhật Bản. Nikkei dẫn lời một số chuyên gia nhận định chính phủ Nhật Bản rất muốn giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ sớm công bố kế hoạch trên trong chuyến công du Đông Nam Á sắp tới. Tới Việt Nam và Indonesia, ông Suga sẽ kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Đông Nam Á.

doanh nghiep Nhat Ban roi Trung Quoc anh 1

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ tới Việt Nam và Indonesia trong tháng này. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Theo ông Yorizumi Watanabe, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Kansai, kế hoạch này không đi ngược lại các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Đông Nam Á là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà sản xuất xét trên khía cạnh chi phí. Chi phí trung bình hàng năm cho một công nhân sản xuất là 5.956 USD ở Indonesia và 4.041 USD tại Việt Nam, thấp hơn nhiều so với mức gần 10.000 USD tại Trung Quốc, theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản.

Ngay cả trước khi trở thành thủ tướng, ông Suga từng nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng để tránh phụ thuộc quá mức vào một quốc gia cụ thể. Ở thời điểm dịch Covid-19 mới bùng phát, các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản buộc phải đóng cửa nhà máy vì không có linh kiện từ Trung Quốc.

Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ dành một khoản tiền đáng kể trong ngân sách bổ sung thứ ba cho chương trình này. Trong ngân sách bổ sung đầu tiên của năm tài chính 2020, chính phủ dành 23,5 tỷ yen (223 triệu USD) để giúp các doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á.

'Việt Nam sẽ là điểm đến công nghệ trong tương lai'

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Mỹ, các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp hai nước thảo luận về tương lai của mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam.

'Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn rất tích cực bất chấp đại dịch'

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 dù đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến thị trường việc làm và xuất khẩu.

Thảo Cao

Bạn có thể quan tâm