Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhân viên cứu trợ nhân đạo dễ lọt vào tay IS

Lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) thường bắt cóc nhân viên cứu trợ nhân đạo nước ngoài dù họ đang giúp đỡ những người khốn cùng.

David Haines
Nhân viên cứu trợ nhân đạo người Anh David Haines bị IS hành quyết. Ảnh: CNN

Kayla Mueller, Peter Kassig, Alan Henning hay David Haines là những người thực hiện chiến dịch nhân đạo bị IS bắt cóc và sát hại trong vài năm qua. Giới chức không thể xác định chính xác số lượng nhân viên cứu trợ bị IS giam cầm, CNN đưa tin.

Theo Aidworkersecurity.org, trang web về an ninh của các tổ chức nhân đạo, 155 nhân viên bị sát hại trong năm 2013, tăng 121% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, IS không phải hung thủ duy nhất. Theo thống kê, Taliban là thủ phạm chính. Chúng bắt cóc con tin để tống tiền, chứng tỏ sức mạnh hay trao đổi tù nhân.

Tuy nhiên, IS bắt cóc con tin với âm mưu khác. Chúng thường dùng họ để đổi những khoản tiền chuộc khổng lồ (IS đòi 6 triệu USD để chuộc Kayla Mueller và 200 triệu USD cho hai người Nhật Bản). Khi giết con tin, chúng cố tình thực hiện theo cách thức náo động nhất để gây sự chú ý của thế giới.

Dã tâm của IS khiến số lượng con tin được phóng thích rất ít trong khi các nhóm cực đoan khác trên thế giới nhanh chóng áp dụng phương pháp này để gia tăng ảnh hưởng. Một trong những ví dụ điển hình là Boko Haram, nhóm Hồi giáo cực đoan lộng hành ở Tây Phi. Thay vì xả súng giết người hàng loạt, Boko Haram học theo IS, chặt đầu những người bị buộc tội.

Kayla Mueller, tình nguyện viên người Mỹ thiệt mạng khi bị IS giam cầm. Ảnh: Daily Courier

Ông Caryl Stern, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành một quỹ của Mỹ hỗ trợ Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, cho biết: “Công việc nhân đạo luôn nguy hiểm nhưng chưa bao giờ những người tình nguyện bị đe dọa như hiện nay. Trong quá khứ, lá cờ của quỹ từng rất được tôn trọng, giúp các nhân viên được an toàn”.

Dù cơ quan viện trợ đã rút nhiều nhân viên khỏi Syria và các vùng lân cận nhưng họ vẫn phải duy trì một số lượng người nhất định ở lại để giám sát. Những người này thường xuyên di chuyển nên rất dễ lọt vào tay IS. Nhân viên cứu trợ người địa phương cũng không thoát khỏi cảnh bị bắt và tù đày.

Ngoài những người cứu trợ nhân đạo, IS cũng bắt cóc nhà báo, binh sĩ và bất cứ ai chúng tin có thể ra giá một khoản tiền chuộc lớn. Mối nguy ngày càng lan rộng khi IS liên tiếp mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng trong khu vực.

Những đe dọa từ IS không thể ngăn hàng nghìn nhân viên cứu trợ tới sống và làm việc ở khu vực mà Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn ước tính có hơn 8 triệu người phải rời bỏ quê hương vì chiến sự. Tuy nhiên, chỉ số ít nhân viên cứu trợ nhân đạo được bảo vệ. Phần còn lại phải làm việc trong điều kiện dễ bị xâm hại do hoàn toàn không được vũ trang.

Mỹ rơi vào thế bế tắc trong cuộc chiến chống IS

Tổng thống Barack Obama muốn nước Mỹ tỏ ra đoàn kết trong nỗ lực tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS), song các nghị sĩ Dân chủ không muốn đất nước sa lầy vào xung đột không có hồi kết

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm