Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà thầu Mỹ hốt bạc nhờ cuộc đua vũ khí siêu thanh với Nga, Trung

Cuộc đua vũ khí siêu thanh của Mỹ với Nga và Trung Quốc có thể tạo ra cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ khối lượng công việc trị giá hơn 20 tỷ USD.

Năm 2018, tập đoàn Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD để phát triển các loại tên lửa, vũ khí siêu thanh trong cuộc chạy đua vũ khí thông thường giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, quân đội Mỹ có thể sẽ tìm cách chuyển đổi chúng để sử dụng cho vũ khí hạt nhân, theo Washington Examiner.

Theo Roman Schweizer, nhà phân tích tại Nhóm Nghiên cứu Cowen Washington, tổ chức theo dõi chính sách liên bang trong 4 thập kỷ qua, nếu quân đội Mỹ thực hiện bước đi đó, nhà thầu quốc phòng có trụ sở tại Bethesda, bang Maryland, có thể hưởng lợi từ khối lượng công việc trị giá hơn 20 tỷ USD.

Tên lửa siêu thanh có thể di chuyển với tốc độ Mach 5 (khoảng 6.174 km/h), hoặc nhanh hơn. Đây là một trong những thành tựu công nghệ, từ robot, vũ khí laser đến công nghệ phỏng sinh học, mà cựu bộ trưởng quốc phòng James Mattis nói là rất quan trọng đối với sự thống trị của Mỹ trong các cuộc chiến tương lai.

cuoc dua vu khi sieu thanh my nga trung anh 1
Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal của Nga gắn trên máy bay đánh chặn MiG-31. Ảnh: AP.

Ngoài hợp đồng trị giá 846 triệu USD mới ký trong tuần này để phát triển tên lửa siêu thanh cho Hải quân Mỹ, Lockheed Martin đã nhận được 2 hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD vào năm ngoái để phát triển tên lửa siêu thanh cho Không quân.

Quân đội Mỹ đã có kế hoạch nâng cấp kho vũ khí bằng tên lửa hành trình tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân. Chuyên gia Schweizer nhận định Lockheed Martin sẽ được hưởng lợi lớn nếu dự án tên lửa siêu thanh của họ thành công.

Sự quan tâm của các nhà lập pháp, quan chức quân sự Mỹ với vũ khí siêu thanh tăng lên vào đầu năm 2018, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố việc tạo ra các hệ thống vũ khí hạt nhân chiến lược mới, gồm phương tiện bay siêu thanh, mà ông mô tả có thể xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ.

cuoc dua vu khi sieu thanh my nga trung anh 2
Mẫu thử nghiệm tên lửa siêu thanh X-51 của Mỹ lắp trên cánh máy bay ném bom chiến lược B-52. Ảnh: AP.

“Vũ khí siêu thanh đang ngày càng trở nên quan trọng đối với chúng ta. Từ quan sát của chúng tôi, các đối thủ đang dịch chuyển nhiều hơn vào công nghệ siêu thanh vì nhiều lý do, một trong số đó là công nghệ phòng thủ của Mỹ được thiết kế để chống lại tên lửa cũ”, Thượng nghị sĩ Jack Reed, Rhode Island, nói trong phiên điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện, cùng với tướng John Hyten, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ.

Tướng Hyten cho biết các khoản đầu tư cho công nghệ siêu thanh của Nga và Trung Quốc, dù phần lớn chưa đi vào hoạt động, nhưng đang làm xói mòn các lợi thế quân sự của Mỹ.

Quân đội Mỹ đã tăng cường chi tiêu để giải quyết các mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào năm 2017, với cam kết sẽ nâng cấp khả năng phòng thủ của Mỹ.

Trong tháng 3/2018, các nhà lập pháp Mỹ đã phê chuẩn nâng mức chi tiêu quốc phòng lên 700 tỷ USD cho năm tài chính 2018, nâng lên 716 tỷ USD cho năm 2019. Nhà Trắng cùng Lầu Năm Góc đang làm việc về ngân sách năm 2020.

Lầu Năm Góc chuyển hướng đối phó vào Nga và Trung Quốc

Sau 18 năm chiến đấu với vật liệu nổ tự chế ở Trung Đông, Lầu Năm Góc đang gấp rút chuyển mình để chuẩn bị đối phó với cuộc chiến công nghệ cao chống lại Nga và Trung Quốc.

Những vũ khí Mỹ có thể hồi sinh nếu rút khỏi hiệp ước hạt nhân

Sứ giả chiến tranh Tomahawk phiên bản phóng từ đất liền, tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing II là những vũ khí mà Mỹ có thể hồi sinh ngay nếu rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm