Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vũ khí Mỹ có thể hồi sinh nếu rút khỏi hiệp ước hạt nhân

Sứ giả chiến tranh Tomahawk phiên bản phóng từ đất liền, tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing II là những vũ khí mà Mỹ có thể hồi sinh ngay nếu rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF.

My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 1
Tên lửa hành trình BGM-109G Tomahawk:  Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký kết với Liên Xô vào năm 1987. Sau khi tuyên bố này trở thành hiện thực, tên lửa hành trình BGM-109G Tomahawk phiên bản phóng trên đất liền có thể là vũ khí đầu tiên được Mỹ hồi sinh. Ảnh: US Army.
My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 2
BMG-109G từng được triển khai ở khu vực châu Âu nhằm đối phó với tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung của Liên Xô. Nó bị loại bỏ sau khi INF được ký kết. Tuy vậy, phiên bản Tomahawk phóng từ tàu chiến nằm ngoài phạm vi của INF tiếp tục được sử dụng cho đến hôm nay. Ảnh: US Army.
My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 3
Tomahawk phiên bản hải quân đã chứng tỏ là tên lửa hành trình hàng đầu thế giới, được mệnh danh là "Sứ giả chiến tranh". Hàng nghìn tên lửa đã được quân đội Mỹ sử dụng trong các cuộc xung đột từ những năm 1990 đến nay. Ảnh: US Navy.
My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 4
Tomahawk phóng từ đất liền và trên biển hoàn toàn giống nhau về thiết kế và công nghệ dẫn hướng, chỉ khác hệ thống khởi động. Phiên bản mặt đất được phóng nghiêng, phiên bản hải quân được phóng thẳng đứng từ ống phóng Mk41. Ảnh: US Army.

My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 5
Tomahawk là tên lửa hành trình tấn công mặt đất chủ lực của quân đội Mỹ, nên việc đưa phiên bản phóng từ mặt đất trở lại hoạt động là vấn đề cực kỳ đơn giản. Xe chuyên chở, bệ phóng có thể sản xuất trở lại trong thời gian ngắn với chi phí phải chăng. Ảnh: US Army.
My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 6
Nếu Mỹ thực sự rút khỏi INF và đưa phiên bản BGM-109G trở lại hoạt động, Washington sẽ có trong tay vũ khí có khả năng răn đe rất lớn. Tomahawk với tầm bắn hơn 2.000 km có thể tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương, giúp thay đổi cán cân quyền lực ở bất kỳ nơi nào nó được triển khai. Ảnh: US Army.
My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 7
Tên lửa đạn đạo tầm trung di động Pershing II: Đây là một lựa chọn hợp lý khác nếu Mỹ rút khỏi INF. Nó cũng bị loại bỏ sau khi INF có hiệu lực. Pershing II từng là tên lửa đạn đạo đáng sợ của quân đội Mỹ. Ảnh: US Army.
My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 8
Pershing II là loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, tầm bắn khoảng 1.700 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân. Điểm mạnh của nó nằm ở công nghệ dẫn hướng rất tinh vi. Ảnh: Wikipedia.
My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 9
Gabriel Collins thuộc Viện Hàng hải Trung Quốc, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, từng đề xuất hồi sinh tên lửa Pershing II sử dụng trên tàu chiến để đối phó chiến lược 2A/2D của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.
My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 10
Nhà phân tích Collins lập luận tên lửa Pershing II được chế tạo vào đầu những năm 1980 nên công nghệ của nó không quá lạc hậu so với hiện tại, chỉ cần cập nhật công nghệ dẫn hướng mới sẽ có ngay một vũ khí đáng gờm. Ảnh: US Army.
My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 11
Bên cạnh đó, việc hồi sinh Pershing II sẽ có chi phí thấp hơn nhiều so với phát triển tên lửa mới, thời gian đưa vào sử dụng nhanh hơn, giúp Mỹ lấp đầy khoảng trống về vũ khí siêu thanh trước khi hoàn thành việc phát triển tên lửa mới. Ảnh: Defense Image.
My rut thoa thuan hat nhan voi Nga anh 12
Hiện tại, Mỹ không có tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ mặt đất, một khoảng trống mà các quan chức Lầu Năm Góc nhiều lần nhấn mạnh rằng nó khiến Mỹ thất thế so với Trung Quốc ở châu Á. Tuy nhiên, nếu Mỹ hồi sinh Pershing II, hay BGM-109G sẽ kéo theo cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt. Ảnh: Wikipedia.
Tomahawk - vũ khí tấn công chớp nhoáng của Mỹ Tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn hơn 2.500 km với khả năng tấn công chính xác cao, là vũ khí mở màn cho những chiến dịch quân sự quy mô lớn của Mỹ.

Mỹ rút thỏa thuận hạt nhân có thể nhằm đối phó Trung Quốc

Giới phân tích nhận định việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân sẽ cho phép Mỹ triển khai tên lửa trên đất liền ở bất kỳ khu vực nào và mục tiêu có thể là để đối phó Trung Quốc.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm