Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà sản xuất tàu Titanic mất khả năng thanh toán

Công ty đóng tàu Titanic là Harland & Wolff đang trải qua giai đoạn khó khăn về tài chính.

Harland và Wolff sở hữu xưởng đóng tàu Belfast, nơi con tàu huyền thoại Titanic ra đời. Ảnh: David Cordner/Telegraph.

Theo CNN, Harland & Wolff, công ty 163 năm tuổi từng chế tạo tàu Titanic, đã tuyên bố mất khả năng thanh toán, do không đảm bảo được nguồn tài chính để tiếp tục hoạt động.

Giờ đây, công ty sắp bước vào giai đoạn quản lý, tức sẽ được một bên thứ 3 quản lý nhằm cố gắng cứu vớt tình hình. Nếu không thành công, đơn vị quản lý này sẽ hướng đến mục tiêu đạt lợi nhuận tốt nhất có thể cho các chủ nợ.

Teneo, một công ty tư vấn tài chính có trụ sở tại Mỹ, sẽ đóng vai trò là đơn vị quản lý cho Harland và Wolff. Tuy nhiên, chỉ công ty mẹ, Harland & Wolff Group Holdings Pc được quản lý; các công ty phụ trách 4 xưởng đóng tàu của Harland & Wolff dự kiến tiếp tục hoạt động.

Teneo có 8 tuần để xây dựng các đề xuất quản lý, sau đó phải được các chủ nợ bỏ phiếu. Thời hạn quản lý sẽ tự động kết thúc sau 1 năm, nhưng Teneo có thể yêu cầu tòa án hoặc các chủ nợ gia hạn nếu cần.

Đây không phải lần đầu tiên Harland & Wolff gặp khó khăn về tài chính. Công ty đóng tàu này trước đó đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2019, trước khi được Infrastrata, một công ty năng lượng của Anh, mua lại.

Các vấn đề tài chính của Harland & Wolff phần lớn phát sinh từ thực tế rằng đóng tàu là một ngành kinh doanh "thâm hụt nhiều vốn", phần lớn số tiền được thu về sau khi giao sản phẩm. Điều này khiến Harland & Wolff phải vay lãi suất cao từ Riverstone, một công ty cho vay của Mỹ.

Harland & Wolff từng yêu cầu một khoản "tài trợ" trị giá 200 triệu bảng Anh (tương đương 264 triệu USD) từ UK Export Finance (cơ quan thuộc Chính phủ Anh) nhưng bị từ chối.

Từ tháng 7 vừa qua, cổ phiếu công ty đóng tàu này đã bị đình chỉ giao dịch. Hiện Harland & Wolff cũng đang phải tiếp tục cắt giảm nhân sự trong các hoạt động không cốt lõi và tại công ty mẹ.

"Tập đoàn đang phải đối mặt với thời điểm rất khó khăn, do phải gánh chịu những khoản lỗ lịch sử và không đảm bảo được nguồn tài chính dài hạn. Thật không may, chúng tôi phải đưa ra những quyết định không mong muốn để bảo vệ tương lai của 4 xưởng đóng tàu", Giám đốc điều hành tạm thời Russell Downs của Harland & Wolff cho biết.

Phát ngôn viên của tập đoàn cũng nói thêm rằng các hoạt động cốt lõi gồm xưởng đóng tàu Belfast - đã đóng tàu Titanic và hiện hỗ trợ đóng 3 tàu chiến cho Chính phủ Anh - sẽ không bị ảnh hưởng bởi các thủ tục hành chính và sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường.

Trong suốt 163 năm tồn tại, Harland & Wolff đã tạo ra nhiều chiếc tàu biển đáng chú ý, bao gồm cả Titanic. Cùng với tàu thuyền du lịch, công ty này cũng đã sản xuất tàu tuần dương quân sự cho các khách hàng như Hải quân Hoàng gia Anh.

'Cha đẻ' bộ sách Hạt giống tâm hồn nộp đơn xin phá sản

Công ty này có khối nợ khoảng 970 triệu USD và không có khả năng trả lương cho khoảng 1.000 nhân viên toàn thời gian và bán thời gian.

The Body Shop nộp đơn phá sản ở Mỹ và Canada

Sau sự sụp đổ của công ty mẹ ở Anh vào tháng trước, The Body Shop đã phải nộp đơn phá sản tại Mỹ và Canada do gặp khó khăn về tài chính.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm