Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà hàng, quán ăn nhỏ tìm đến công nghệ thời ‘bão giá’

Chi phí nguyên liệu tăng, thói quen người tiêu dùng thay đổi đang khiến nhiều doanh nghiệp F&B vừa, nhỏ và siêu nhỏ gặp khó khăn, chịu áp lực phải thay đổi chiến lược kinh doanh.

Theo báo cáo của D’Corp, năm 2021, Việt Nam hiện có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống. Trong đó, số lượng cửa hàng có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa lần lượt là 278.424, 153.576 và 34.128. Các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực dịch vụ ẩm thực (F&B).

Đối mặt “bão giá” và lạm phát hiện tại, nhóm doanh nghiệp này có xu hướng dễ bị tổn thương. Việc tìm ra chiến lược phù hợp để vượt qua thách thức đang là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Cửa hàng F&B nhỏ và siêu nhỏ chống đỡ “bão giá”

Theo dữ liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,39% so với tháng trước và 4,37% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Trong đó, ngành giao thông có mức tăng mạnh nhất với giá xăng, dầu tăng 5,83% so với tháng trước.

Ở ngành thực phẩm, giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,07% so với tháng trước do giá dầu tăng khiến chi phí khai thác ở biển cao, trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa và quốc tế tăng. Chỉ số giá nhóm lương thực cũng tăng 0,59% so với tháng trước. Các loại gia vị như nước mắm, nước chấm, đường, mật cũng có mức tăng từ 0,4%. Ở nhóm chè, cà phê, ca cao, mức giá cũng tăng 0,39% do giá nguyên vật liệu leo thang.

Quan nho vuot song to anh 1

Giá xăng tăng kéo theo nhiều hàng hóa, nguyên liệu tăng cao. Ảnh: Quỳnh Danh.

Trong bối cảnh chi phí vận chuyển và giá nguyên liệu đầu vào phi mã, các doanh nghiệp F&B đứng trước khó khăn phải đảm bảo bình ổn giá. Dù vậy, giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tháng 11/2022 vẫn tăng 0,22% so với tháng trước.

Đứng trước biến động chi phí của nhiều nhóm hàng, không ít hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải thay đổi giá món để đảm bảo lợi nhuận. Tăng giá đồng loạt tất cả món ăn trong thực đơn, bà Nguyễn Mỹ Anh (54 tuổi, quận Phú Nhuận, TP.HCM) - chủ một cửa hàng gỏi cuốn - cho biết phải cân nhắc rất kỹ mới ra quyết định này.

“Khách quen đến ăn ai cũng hỏi và bất ngờ khi tôi tăng giá. Thế nhưng, không tăng thì lỗ vì giá thực phẩm lên cao. Gần 2 năm rồi, tôi mới tăng giá, áy náy với khách lắm nhưng không biết phải làm thế nào”, bà Mỹ Anh nói thêm.

Chưa kể, với thói quen tiêu dùng đặt mua phát triển mạnh từ sau đại dịch, nhiều cửa hàng F&B nhỏ và siêu nhỏ cũng đối mặt tình trạng mất khách, ế ẩm. Chị Hồng Thắm (39 tuổi, quận 3, TP.HCM), chủ tiệm cơm gà xối mỡ trong một hẻm nhỏ, chia sẻ mất không ít khách sau Covid-19 vì nhiều người chọn mua về thay vì ăn tại chỗ. Nhưng không biết cách đưa quán lên nền tảng công nghệ, chị Thắm chịu cảnh khách ngày một thưa.

“Quán tôi thuộc phân khúc bình dân, nằm trong hẻm nên khách vốn đã không nhiều, chủ yếu là học sinh. Nay mấy đứa nhỏ cũng hạn chế ăn tại chỗ, thích đặt đồ qua điện thoại nên nhiều khi ế ẩm lắm”, chị Thắm cho hay.

Lời giải cho cửa hàng F&B vừa, nhỏ và siêu nhỏ

Giới phân tích nhận định chìa khóa để các doanh nghiệp F&B vượt qua thời kỳ biến động và “bão giá” là chuyển đổi số. Tiếp cận công nghệ, mang đến nhiều giải pháp hơn cho khách hàng trở thành chiến lược được ưu tiên hiện tại.

Việc chuyển đổi số có thể bắt đầu từ việc tương tác với khách hàng bằng chatbot, thanh toán trả trước qua ví điện tử hoặc thẻ ngân hàng, giao tận nơi thông qua các ứng dụng đặt đồ ăn… Với các chuỗi cửa hàng lớn, tiềm lực mạnh, việc chuyển đổi số có thể thực hiện dễ dàng hơn. Song, các cửa hàng F&B vừa, nhỏ và siêu nhỏ cần nhiều trợ lực để ứng dụng công nghệ trong kinh doanh.

Quan nho vuot song to anh 2

Lễ ký kết khởi động “Quán nhỏ vượt sóng to” năm 2022.

Một trong những “ông lớn” công nghệ tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số là Gojek. Với chiến dịch “Để không ai bị bỏ lại phía sau”, Gojek đã hỗ trợ nhiều hàng quán nhỏ chuyển đổi số trong mùa dịch năm 2020 và 2021.

Trở lại sau hai mùa thành công, chiến dịch năm thứ 3 của hãng công nghệ này lấy tên “Quán nhỏ vượt sóng to" như một lời khẳng định đồng hành cùng các cửa hàng kinh doanh ăn uống nhỏ và siêu nhỏ vượt qua thời kỳ kinh tế biến động.

Năm 2022, gần 200 cửa hàng kinh doanh ăn uống nhỏ và siêu nhỏ được Gojek đào tạo, tư vấn trực tiếp cũng như hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh online, nhằm cải thiện sinh kế nhờ chuyển đổi số. Thông qua dự án này, hàng chục nghìn cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam có thể truy cập vào thư viện thông tin miễn phí chứa kiến thức, kỹ năng lẫn công cụ về tài chính, công nghệ, giúp họ khởi nghiệp và phát triển kinh doanh trực tuyến trong lĩnh vực ẩm thực.

Chia sẻ về năm thứ 3 thực hiện chiến dịch, ông Phùng Tuấn Đức, Tổng giám đốc Gojek Việt Nam, cho rằng các đơn vị kinh doanh truyền thống cần nhanh chóng chuyển mình để trở thành doanh nghiệp số thì mới có thể thích nghi với những thay đổi trong hành vi cũng như thói quen mua hàng của người tiêu dùng.

"Điều này cũng phù hợp cam kết của Gojek trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ thông qua những công cụ, giải pháp, khả năng tiếp cận, nhằm tạo điều kiện cho họ phát triển bền vững", ông Đức nhấn mạnh.

Giang Cơ Thụy

Bạn có thể quan tâm