Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà cổ ở TP.HCM qua những bức ký họa

Sách "Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay" có hàng chục ký họa của tác giả Võ Chi Mai, ghi lại những phố cổ, nhà cổ quanh Chợ Bến Thành và Chợ Lớn.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 1

Sách Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay của tác giả Nguyễn Đức Hiệp, Tim Doling và Võ Chi Mai (NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM phát hành cuối năm 2020) giới thiệu hình ảnh, thông tin về cảnh quan, đường phố đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn từ thế kỷ 19 cho đến nay là TP.HCM. Các tác giả xuất có chuyên môn khác nhau như khoa học tự nhiên, xã hội và nghệ thuật vì thế những góc nhìn trong cuốn sách là tổng hợp những khía cạnh trên.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 2

Bên cạnh giới thiệu những tư liệu, hình ảnh Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và TP.HCM ngày nay, cuốn sách còn có hàng chục bức ký họa của tác giả Võ Chi Mai ghi lại phố cổ, nhà cổ quanh Chợ Bến Thành và Chợ Lớn. Những bức ký họa này phần nào cho thấy sức hút của TP.HCM không chỉ ở sức mạnh kinh tế, bề dày lịch sử, cá tính nhân văn của cư dân, mà còn là kiến trúc, cảnh quan gây ấn tượng, cảm hứng cho sáng tác văn hóa nghệ thuật. Đây là bức ký họa cửa tiệm mặt phố 2 tầng thời Pháp số 51-53 đường Yersin, quận 1.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 3

Ký họa dãy nhà ba tầng cửa tiệm mặt phố kiến trúc thời Pháp ở số 53 Nguyên Thi, quận 5. Theo Niên giám Đông Dương năm 1906, đầu thế kỷ 20, nơi đây là tiệm Quang Vinh Thận của ông Lương Ngọc Hiếu bán các hàng hóa Pháp.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 4

Ký họa nhà số 17 và 19 Nguyễn Thi ngày nay. Vào thập niên 1930, nơi đây là các cửa tiệm bán vải và lụa.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 5

Ký họa nhà kiến trúc Modernist, số 58-60-62 Trịnh Hoài Đức, góc đường Trịnh Hoài Đức và đường Phùng Hưng, quận 5. Theo Niên giám Đông Dương năm 1906, đầu thế kỷ 20, số nhà 58 là tiệm đồng hồ Quan Hoa Thanh (ông Trương Thọ), số nhà 60 là tiệm bán trà Thoại Hoa của ông Tang Tich và số 62 là tiệm điêu khắc gỗ Lâm Khang Ký của bà Trần Thị Trụ. Tòa nhà 58-60-62 hiện nay có lẽ được xây lại vào năm 1960.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 6

Ký họa tòa nhà cửa tiệm hai tầng số 2-4 trên đường Trịnh Hoài Đức, góc đường Trịnh Hoài Đức và Nguyễn Thi, quận 5. Trong các thập niên 1920, 1930, 1940, nơi đây bán các thứ thuốc hút Tây và Á.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 7

Ký họa Thương xá Đồng Khánh trên đường Trần Hưng Đạo, ngã tư Phùng Hưng - Trần Hưng Đạo. Trong bức ký họa có hình ảnh đèn năm ngọn. Những năm đầu thế kỷ 20, đường Phùng Hưng còn có tên gọi nôm na là “Đường đèn năm ngọn” vì giao điểm đường rue de Paris (Phùng Hưng) và rue se Martins (Trần Hưng Đạo) có quảng trường nhỏ, chính giữa có đèn năm ngọn.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 8

Ký họa tòa nhà hai tầng kiến trúc thời Pháp, số 287-289-291 Trần Hưng Đạo (góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Hòa) quận 5.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 9

Ký họa tòa nhà kiến trúc thời Pháp số 329 Trần Hưng Đạo, quận 5. Tòa nhà nằm giữa các nhà mới xây cất lại.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 10

Ký họa dãy nhà 3 tầng thời Pháp ở góc đường Trần Hưng Đạo và Châu Văn Liêm.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 11

Ký họa tòa nhà số 45 Hải Thượng Lãn Ông. Vào đầu thế kỷ 20, tòa nhà này là trụ sở của công ty Thông Hiệp của ông Quách Đàm, người xây dựng chợ mới Bình Tây. Ký hiệu Công ty Thông Hiệp (TH) vẫn còn trên phù điêu tầng 2 ngôi nhà.

Sai Gon Cho Lon xua va nay anh 12

Ký họa nhà số 141 Châu Văn Liêm. Đây là một trong những ngôi nhà thời Pháp vẫn còn trên đường này.

Cảnh quan, kiến trúc của TP.HCM xưa và nay

Những hình ảnh Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và TP.HCM ngày nay được trình bày cạnh nhau, cho phép chúng ta thấy được sự thay đổi cảnh quan kiến trúc của thành phố.

Minh Châu - Quỳnh My

Bạn có thể quan tâm