Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Nguy cơ vỡ Quy hoạch điện VIII nếu dự án điện khí vẫn chậm tiến độ'

Sau nhiều cuộc họp tháo gỡ, Bộ trưởng Công Thương đánh giá tình hình thực hiện các dự án điện khí chưa có nhiều thay đổi, ngoại trừ Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: MOIT.

Bộ Công Thương vừa tổ chức cuộc họp với các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn năng lượng (EVN, PVN) cùng các chủ đầu tư về các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên khai thác trong nước và khí tự nhiên hóa lỏng LNG.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh sau nhiều cuộc họp tháo gỡ, tình hình thực hiện các dự án điện khí chưa có nhiều thay đổi, ngoại trừ Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4. "Nếu tình trạng này còn tiếp tục tái diễn thì vấn đề an ninh năng lượng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá.

Các dự án chưa có nhiều tiến triển

Theo Quy hoạch điện VIII, sẽ có 23 dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030. Trong đó có 10 dự án sử dụng khí trong nước và 13 dự án điện sử dụng LNG (khí tự nhiên hóa lỏng).

Đến nay, 1 nhà máy đã đưa vào vận hành là Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW); các dự án đang xây dựng là Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 (tổng công suất 1.624 MW) và Nhà máy điện LNG Hiệp Phước giai đoạn 1 (1.200 MW).

Theo báo cáo, tính đến ngày 22/5, hầu hết dự án điện khí đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư và chưa có nhiều tiến triển, đặc biệt là 3 dự án Cà Ná, Nghi Sơn, Quỳnh Lập với tổng công suất 4.500 MW vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư.

Các dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư như Hải Lăng giai đoạn 1, Quảng Ninh vẫn chưa hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) để trình lại Bộ Công Thương thẩm định. Dự án LNG Bạc Liêu, Hiệp Phước giai đoạn 1, Ô Môn 2 chưa hoàn thành công tác đàm phán PPA.

dien khi cham tien do anh 1

Trong tương lai, các dự án điện chủ yếu phải dùng nhiên liệu là LNG trong bối cảnh tiềm năng thủy điện đã hết, nhiệt điện phải dừng phát triển. Ảnh: Quỳnh Danh.

Bên cạnh đó, Dự án Long An I và II chưa hoàn thành công tác điều chỉnh chủ trương đầu tư, chưa phê duyệt FS; 2 dự án BOT Sơn Mỹ I, BOT Sơn Mỹ II vẫn chưa hoàn thiện FS theo quy định để đủ điều kiện phê duyệt.

Riêng đối với dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, hai dự án này đã có tiến triển trong công tác thi công, đã hoàn thành công tác nhận điện ngược từ đường dây 220 kV vào SPP 220 kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3.

Phải phát điện thương mại trước năm 2029

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng các dự án điện sử dụng khí và LNG có tầm quan trọng đặc biệt vì đây là nguồn điện nền và phát thải carbon thấp, vì vậy để triển khai chậm sẽ là hậu quả với an ninh năng lượng quốc gia. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chú trọng chỉ đạo triển khai các dự án. Trong 21 dự án có 3/4 là các dự án trong Quy hoạch điện VII.

"Bộ đã nhiều lần làm việc với các tỉnh và nhà đầu tư để thảo luận tháo gỡ các vướng mắc. Tuy nhiên, đến nay, tiến độ hầu hết dự án rất chậm. Nếu điều này tiếp tục diễn ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh năng lượng, nguy cơ vỡ Quy hoạch điện VIII", Bộ trưởng nhìn nhận.

Do đó, ông yêu cầu UBND các tỉnh khẩn trương hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư đối với các tỉnh chưa tiến hành lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án (gồm Thanh Hóa, Nghệ An và Ninh Thuận).

"Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư, cần phải gấp rút triển khai thực hiện các nhiệm vụ để trước năm 2029 các dự án điện khí tại 3 địa phương này phải được phát điện thương mại", ông Diên yêu cầu.

Đối với các tỉnh, thành phố đã lựa chọn được nhà đầu tư và các dự án đang được triển khai, Bộ trưởng Diên đề nghị chỉ đạo đơn vị có liên quan khẩn trương đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn; chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân...

Bộ đã nhiều lần làm việc với các tỉnh và nhà đầu tư để thảo luận tháo gỡ các vướng mắc, song tiến độ hầu hết dự án rất chậm. Nếu điều này tiếp tục diễn ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh năng lượng, nguy cơ vỡ Quy hoạch điện VIII

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên

"Từ đó chủ động chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, cần báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng và Bộ trước ngày 25/6", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng thời, tỉnh cần chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch, tiến độ cụ thể cho từng dự án, với mục tiêu đưa các dự án phát điện thương mại trước năm 2029.

Đối với Tập đoàn EVN và PVN, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu phải khẩn trương và quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ với tư cách là chủ đầu tư các dự án. Cụ thể, EVN khẩn trương hướng dẫn và ký kết hợp đồng về mua bán điện, hợp đồng đấu nối với các chủ đầu tư.

Đối với PVN, cần khẩn trương ký các hợp đồng cung cấp khí cho các dự án theo quy định; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với chủ đầu tư các dự án về tổng kho, kho và đường ống dẫn khí… đã có trong quy hoạch được duyệt.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Thủ tướng: Đóng điện đường dây 500 kV mạch 3 chậm nhất ngày 30/6

Thủ tướng yêu cầu EVN đến ngày 20/6 phải hoàn thành việc kéo dây, sau đó thí nghiệm, nghiệm thu và đóng điện đường dây 500 kV mạch 3 chậm nhất ngày 30/6.

Trung Nam Group nói gì khi Chủ tịch bị hoãn xuất cảnh?

Trung Nam Group cho biết khoản nợ thuế hơn 21 tỷ đồng liên quan tới dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW, tiền điện thanh toán về chậm khiến dòng tiền gặp khó khăn.

EVN Hà Nội thu hơn 2 tỷ USD nhưng lãi vỏn vẹn 26 tỷ đồng

Trong năm 2023, công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ ghi nhận lãi ròng hơn 26 tỷ đồng, nợ vay ở mức hơn 17.500 tỷ đồng.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm