Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguồn gốc tên Tây Hồ và chuyện kị húy của vua Lê Thế Tông

Lê Thế Tông là đời vua Lê Trung hưng thứ tư. Khi ông nắm giữ ngai vàng, nhà vua vẫn còn chút quyền hành. Sau khi ông mất, quyền bính đều nằm trong tay chúa Trịnh.

Lê Thế Tông, húy Lê Duy Đàm, là con thứ năm của Lê Anh Tông, lên ngôi khi mới bảy tuổi, khoảng ba tuần trước khi vua cha bị giết. Nhà Lê Trung hưng đến đời ông là vua thứ tư, sau các vua: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông và Lê Anh Tông. Vua Lê Thế Tông được Trịnh Tùng đưa lên ngai vàng đúng ngày Tết năm Tân Dậu (1573).

Bấy giờ vua cha Anh Tông vẫn còn sống, nhưng không thể dự lễ đăng quang của con, vì phải chạy trốn chúa Trịnh, lẩn lút ở Nghệ An. Số là Anh Tông mưu trừ khử Trịnh Tùng để lấy lại quyền bính cho nhà Lê, nhưng sự việc bại lộ phải bỏ trốn. Ít ngày sau, ông bị chúa sai người sát hại.

Nếu Lê Thế Tông là đời vua Lê Trung hưng thứ tư, thì Trịnh Tùng là đời chúa thứ nhất. Trịnh Kiểm, cha Trịnh Tùng là người phò tá nhà Lê, đồng thời lập nên cơ nghiệp họ Trịnh, công lao không ai sánh kịp. Nhưng vì sinh thời ông mới được nhận tước công, nên không xưng chúa.

ho Tay anh 1

Vì "kị húy" nên hồ Dâm Đàm phải đổi tên thành Tây Hồ. Ảnh: Ngày Nay.

Trịnh Tùng lên nối nghiệp cha, được nhận tước vương khi đang tại vị - Bình An Vương, nên mới xưng “chúa”. Lệ xưng chúa của họ Trịnh cũng bắt đầu từ đây, và cũng từ thời điểm này hình thành thiết chế “vua Lê chúa Trịnh” với quyền bính nằm cả trong tay chúa.

Tương truyền, Trịnh Kiểm từng có ý cướp ngôi của nhà Lê. Năm 1556, vua Trung Tông mất mà không có con nối dõi. Trịnh Kiểm lúc đó binh quyền rất lớn, định lên thay, nhưng còn ngại thiên hạ dị nghị nên sai người đi hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình mách khéo: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”. Trịnh Kiểm hiểu ý, mới cho người đi tìm dòng dõi của nhà Lê lập làm vua.

Cuối năm 1592, đầu năm 1593, Trịnh Tùng giành thắng lợi lớn khi chiếm lại Thăng Long từ tay nhà Mạc. Chúa gấp rút cho khôi phục lại kinh thành bị tàn phá, xây dựng cung điện, lập hành cung ở phía tây nam thành Thăng Long…

Khi việc khôi phục đã hoàn tất, Trịnh Tùng cho đón vua hồi kinh bằng một lễ tiếp rước rất hoành tráng. Bấy giờ vừa tròn 20 năm kể từ khi Lê Thế Tông được lập làm vua.

Từ hành cung Vạn Lại, Thanh Hóa, vua qua thành Tây Đô ra Bắc, đi khoảng một tháng thì đến Thanh Oai và đóng quân ở đó. Từ Thăng Long, Trịnh Tùng đem các quan đến đón rước, rồi vua tôi cùng về kinh trong tiếng nhã nhạc vang lừng.

ho Tay anh 2

Cảnh xa hoa trong phủ chúa Trịnh. Sau khi vua Lê Thế Tông mất, toàn bộ quyền hành rơi vào tay chúa Trịnh. Ảnh: CAND.

Ngày 16/4/1953, từ chính điện vua Lê Thế Tông ban chiếu: “Việc dực phù nhật nguyệt, chỉnh đốn càn khôn thì nhờ ở công đức của Minh Khang Thái Vương [Trịnh Kiểm] cùng Tống quốc chính Thượng phụ Trịnh Tùng”. Đồng thời ban những tước vị vào hàng cao nhất cho chúa: Vua phong Trịnh Tùng làm Đô nguyên súy Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An Vương.

Về lại kinh đô xưa, Lê Thế Tông còn trị vì thêm sáu năm thì mất (1599). Trịnh Tùng đưa con thứ tư của ông là Lê Duy Tân lên ngôi vua, tức Lê Kính Tông. Kể từ đây, quyền lực thực sự rơi vào tay chúa, vua giữ ngai vàng nhưng không nắm quyền hành, dân gọi là thời kỳ “vua Lê chúa Trịnh”.

Ta có thể hiểu nôm na như sau: chúa cũng có phủ liêu riêng, gồm đủ cả lục phiên riêng tương đương với lục bộ của triều đình. Phủ chúa toàn quyền đặt quan, thu thuế, bắt lính. Con của chúa Trịnh cũng được quyền thế tập gọi là Thế tử. Vua chỉ có mặt trong những dịp Lễ lạt hoặc khi tiếp sứ Trung Hoa…

Vua Thế Tông có tên húy là Lê Duy Đàm. Dù là một vị vua không có thực quyền, tên húy của vua vẫn phải kiêng. Bấy giờ hồ Tây có tên gọi là hồ Dâm Đàm. Do tên húy của vua là Duy Đàm, vì “kị húy” nên tên hồ phải đổi thành Tây Hồ. Từ đó thành tên cho đến ngày nay…

Những cuốn sách lịch sử bổ ích mùa tựu trường

Bạn đọc nhỏ tuổi có thể tìm hiểu về lịch sử nước nhà qua nhiều bộ sách thú vị. Chúng là sự pha trộn giữa chính sử và huyền sử với cách dẫn truyện hấp dẫn và dễ hiểu.

Đọc ‘Việt kiệu thư’ để biết về chuyện nước ta thời trước

Đây là những thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam, lịch sử quan hệ Việt - Trung trong nhiều thế kỷ thời kỳ trung đại.

Đi tìm sự thật lịch sử về nạn đói năm 1945 ở Việt Nam

Biên soạn cuốn "Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam" nhóm tác giả đã đặt cho mình trách nhiệm: Đi tìm sự thật lịch sử chứ không phải chỉ nhằm làm rõ con số hơn hai triệu người chết đói.

Trích sách "Những vị vua trẻ trong sử Việt"

SÁCH HAY