Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Việt thích thịt gà nội địa hơn nhập khẩu

Người tiêu dùng vẫn ưa chuộng thịt gà nội địa hơn thịt nhập khẩu. Thịt gà nhập khẩu chủ yếu được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy hoặc phục vụ cho các hàng quán vỉa hè.

Nhà máy chế biến gà của CPV Food ở Bình Phước. Ảnh: CPV.

Chia sẻ bên lề buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Bách Hóa Xanh và CPV Food diễn ra mới đây, bà Nguyễn Thị Hương Ngọc, Giám đốc mua hàng ngành hàng Fresh ở Bách Hóa Xanh - cho biết khách hàng tại đây ưa chuộng thịt gà trong nước hơn là thịt nhập khẩu, dù giá thành thịt nhập khẩu rẻ hơn nhiều.

"Thịt gà nhập khẩu thường được các nhà máy sản xuất dùng làm nguyên liệu đầu vào, còn tỷ lệ tiêu thụ trực tiếp từ người tiêu dùng không cao", bà chia sẻ.

Trên thực tế, khảo sát cho thấy thịt gà nhập khẩu và phụ phẩm đang được bán quanh mức 40.000-60.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với giá thịt gà trong nước.

Tuy nhiên, giới kinh doanh cũng nhìn nhận các sản phẩm thịt và phụ phẩm giá rẻ này chủ yếu được cung cấp cho bếp ăn tập thể, quán cơm bình dân và hàng quán vỉa hè.

Dù người tiêu dùng không ưa chuộng mặt hàng này, số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi khoảng 1,24 tỷ USD nhập khẩu thịt (gà, bò, heo...) và phụ phẩm động vật, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn thịt và sản phẩm từ thịt được nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ, Mỹ, Nga, Đức và Hàn Quốc.

Riêng tại Bách Hóa Xanh, bà Ngọc cho biết thịt gà nội địa chiếm 2/3 tổng lượng tiêu thụ, trong đó thịt gà CP đóng góp tới 40-50% thị phần. Mỗi tháng, đơn vị này nhập về khoảng 1.000 tấn gà tươi từ CPV để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

"Chúng tôi chỉ mới hợp tác với CPV Food kể từ năm 2021, nhưng sản lượng cung cấp đã tăng 30-50% mỗi năm, có năm tăng đến 100%", bà Ngọc nói thêm.

Theo bà Ngọc, CPV hiện là đối tác chiến lược của doanh nghiệp với cơ chế ổn định và đảm bảo bình ổn giá bán cho khách hàng. Đồng thời, thịt gà tươi của CPV cũng rất ít khi bị khách hàng phản ánh bởi sản phẩm luôn được kiểm soát nghiêm ngặt.

Đặc biệt, khách hàng mua thịt gà CP tại Bách Hóa Xanh còn được áp dụng chính sách 1 đổi 1 trong 2 ngày nếu sản phẩm không đạt yêu cầu.

Tại buổi lễ ký kết, bà Phùng Mỹ Linh - Giám đốc kinh doanh miền Nam và miền Trung CPV Food - khẳng định gà CP không thua kém thị trường nào khác trong khu vực tính tới thời điểm hiện tại.

Hiện, nhà máy CPV tại Bình Phước có công suất chế biến lên tới 1 triệu con gà/tuần, tương đương 167.000 con mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện tại nhà máy chỉ chế biến khoảng 100.000 con mỗi ngày, cho thấy vẫn còn dư địa sản xuất khá lớn.

Bách Hóa Xanh muốn mở 10 cửa hàng trong một tháng

10 cửa hàng mở mới có vẻ khiêm tốn so với tổng cộng 1.704 cửa hàng tính đến cuối tháng 7, tuy nhiên, đây là đợt mở rộng đáng chú ý của chuỗi sau hơn 2 năm "đứng yên" về quy mô.

Giật mình vì giá thịt ngoại siêu rẻ

Chỉ trong vòng 8 tháng, nước ta đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu các loại thịt và phụ phẩm ăn được. Giá của các mặt hàng nhập về Việt Nam khiến nhiều người phải giật mình vì quá rẻ.

Nhiều trang trại thiệt hại sau bão, giá thịt heo lập đỉnh mới

Nhiều trang trại nuôi heo ở miền Bắc thiệt hại nặng sau bão lũ, thậm chí bị xóa sổ khiến nguồn cung thịt heo khan hiếm. Giá thịt heo hơi theo đó tăng mạnh, lập đỉnh mới.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm