Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Người trẻ tại New Zealand làm gì để bảo vệ thế hệ tương lai?

Bạn không cần phải trở thành vĩ nhân để đưa ra sáng kiến thay đổi thế giới hoặc cống hiến cho cộng đồng. Điều này được thể hiện rõ tại xứ sở kiwi.

CEO cua Ethique,  Brianne West anh 1

Chương trình giáo dục New Zealand không chỉ trang bị cho người học kỹ năng cần thiết trong tương lai, mà còn khuyến khích sinh viên đưa ra các sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và bảo vệ người yếu thế.

Những sáng kiến đến từ trái tim

“Khi còn là một sinh viên nghèo đang theo học tại trường Canterbury (UC), tôi bắt tay làm những bánh xà phòng mang thương hiệu Ethique ngay trong bếp nhà mình”, Brianne West, CEO của Ethique - một công ty hóa mỹ phẩm - nói về quá trình khởi nghiệp. Ít ai biết, ý tưởng thành lập Ethique của Brianne được chắp cánh nhờ một cuộc thi tại trường đại học ở New Zealand.

Brianne West hồi tưởng: “Tại cuộc thi, tôi gặp một cố vấn hỗ trợ viết kế hoạch kinh doanh. Người này đề nghị đầu tư vào ý tưởng của tôi và trở thành một trong những đối tác đồng hành phát triển Ethique đến bây giờ”.

CEO cua Ethique,  Brianne West anh 2

Thương hiệu Ethique hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Ảnh: Ucwomeninbusiness.com.

Hơn 40 sản phẩm dầu gội, dầu xả và serum dưỡng da của Ethique có mặt tại hàng nghìn cửa hàng ở 22 quốc gia. Khác biệt lớn nhất của thương hiệu là toàn bộ sản phẩm tuân thủ cam kết bảo vệ môi trường với nguyên liệu không gây hại; 20% doanh thu ròng mỗi năm được trích cho hoạt động cộng đồng. Brianne West ước tính Ethique cắt giảm 10 triệu chai nhựa bị thải bỏ từ khi ra mắt và đặt mục tiêu tăng con số này lên 500 triệu trong vòng 10 năm.

Nữ CEO ít nói về thành công của mình mà thường chia sẻ về những trải nghiệm học tập tại New Zealand - nơi cô gắn bó từ năm 7 tuổi. Brianne West lớn lên ở Queenstown và theo học trường trung học Wakatipu. “Đó là một ngôi trường tuyệt vời với nhiều chương trình giáo dục ngoài trời và chú trọng kỹ năng lãnh đạo. Lớn lên, tôi được học với một giáo viên dạy hóa - người đã truyền cảm hứng cho tình yêu khoa học và khơi dậy sự tò mò trong tôi”, Brianne West nói.

Ngoài Brianne West, khi nhắc tới những gương mặt trẻ truyền cảm hứng đến từ New Zealand, chúng ta không thể bỏ qua Kendall Flutey - người được vinh danh Nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ Māori năm 2018, Young New Zealander of the Year năm 2019.

Tại sự kiện Festival for the Future 2021, người tham gia có dịp biết đến câu chuyện phía sau nền tảng giáo dục tài chính Banqer do Kendall Flutey đồng sáng lập. Điểm thú vị là ý tưởng của nữ doanh nhân trẻ khởi nguồn từ một bộ môn mà em trai cô đang theo học tại New Zealand. “Tôi thật sự bất ngờ khi một ngày, Judy (em trai của Kendall) chia sẻ với tôi về chính sách thuế, quy trình thế chấp tài sản… Sau đó, tôi mới biết giáo viên của Judy là thầy Michael đang dạy cho em tôi về tiền tệ”, Kendall Flutey nói.

Chương trình giáo dục xứ kiwi và cách giảng dạy của giáo viên bản địa đã giúp cô nhận ra những học sinh như Judy có khả năng lĩnh hội kiến thức về tài chính - tiền tệ từ sớm. Kendall quyết định liên lạc với thầy Michael và hợp tác thành lập nền tảng Banqer. Sau nhiều tháng xây dựng, Banquer ra đời và giúp 150.000 trẻ em ở Australia và New Zealand thực hành các khái niệm tài chính như cho vay, thế chấp, đặt cọc... “Từ câu chuyện của Judy, tôi nhận thấy động lực phát triển có thể đến từ bất cứ đâu”, Kendall Flutey nói thêm.

Một hình mẫu người trẻ thành công trong lĩnh vực vì cộng đồng là Jazz Thornton - tác giả, diễn giả và nhà làm phim người New Zealand. Vượt qua thời thơ ấu bị lạm dụng và nhiều lần tự tử bất thành, Jazz quyết định dành phần đời còn lại để thắp lên hy vọng cho mọi người, thông qua tổ chức phòng chống tự tử Voices Of Hope.

CEO cua Ethique,  Brianne West anh 3

Jazz nhận được giải thưởng “Impact Award for Wellbeing” năm 2019 và được vinh danh “Young New Zealander of the Year” năm 2021. Ảnh: Mentemia.com.

Bộ phim “Jessica's Tree”, hai cuốn sách "Stop Surviving, Start Fighting" (Ngừng sống sót, bắt đầu chiến đấu) và “My Journey Starts Here” (Hành trình của tôi bắt đầu từ đây) của Jazz đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn cầu.

Lan tỏa cảm hứng cho du học sinh quốc tế

Nhiều người trẻ sinh ra và lớn lên tại New Zealand đã viết nên những câu chuyện khởi nghiệp tràn đầy cảm hứng. Không ít doanh nhân, nhà hoạt động xã hội thành đạt cũng từng là du học sinh quốc tế và được tiếp nhận nền giáo dục giàu triết lý của xứ kiwi. Nền tảng giáo dục ấy đã truyền cảm hứng để họ thực hiện ước mơ vun đắp cho cộng đồng. Câu chuyện của Văn Tín - nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Auckland (AUT) - là một điển hình.

Từ bỏ công việc tại một khu nghỉ dưỡng với thu nhập ổn định để theo đuổi mục tiêu mang lại cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật Việt Nam, quyết định của Văn Tín khiến nhiều người bất ngờ. Nói về lý do dẫn tới quyết định này, Tín khẳng định: “Phải có những người đứng ra để làm một điều gì đó nếu muốn thay đổi”.

CEO cua Ethique,  Brianne West anh 4

Văn Tín trình bày đề tài nghiên cứu trong hội thảo khoa học về du lịch.

Chàng trai trẻ chọn du học New Zealand để tìm lời giải cho những vấn đề xã hội mà anh trăn trở. Trong những lần tham gia hoạt động cộng đồng, anh kết giao với một người bạn khiếm thị biết vẽ tranh. Cả hai quyết định hiện thực hóa ý tưởng mà anh nghĩ là “điên rồ”: Buổi triển lãm tranh trong bóng tối.

Nhờ sự giúp đỡ từ văn phòng hỗ trợ sinh viên phát triển kinh doanh của AUT, chàng trai trẻ có thêm động lực thực hiện ý tưởng. Niềm vui nhân đôi khi Văn Tín đem sáng kiến của mình tham dự cuộc thi sáng tạo dành cho sinh viên mang tên “X-Challenge” và vào top 15 ý tưởng xuất sắc. Sau giải thưởng, anh quyết định thực hiện triển lãm giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật của trẻ em khuyết tật Việt Nam tại một viện dưỡng lão ở New Zealand. Cuộc triển lãm có quy mô khiêm tốn nhưng mang đến ý nghĩa lớn cho những người tham dự.

CEO cua Ethique,  Brianne West anh 5

Văn Tín tổ chức cuộc triển lãm những tác phẩm nghệ thuật của trẻ em khuyết tật Việt Nam tại New Zealand.

Văn Tín cho biết sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, anh dự định mở cơ sở kinh doanh phi lợi nhuận để hỗ trợ người lao động khuyết tật tại Việt Nam. Dự án của anh hứa hẹn mang đến những đóng góp tích cực, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam có tỷ lệ 3,7% người từ 5 tuổi trở lên bị khuyết tật (theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê).

Đích đến vẫn còn xa nhưng hồi tưởng lại hành trình bốn năm tại xứ sở kiwi, anh thừa nhận bản thân nhận được không ít sự động viên và hỗ trợ để kiên trì theo đuổi ước mơ. Với Văn Tín, trải nghiệm du học tại New Zealand không chỉ giúp anh hoàn thiện chính mình, mà còn trang bị kiến thức và kỹ năng để anh quay về góp sức xây dựng quê hương.

New Zealand hiện là quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu toàn cầu về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai. Đây cũng là đất nước có 8 trường đại học đều nằm trong top 3% trường đại học tốt nhất thế giới. Sinh viên quốc tế có cơ hội nhận visa làm việc tại đây đến 3 năm sau khi tốt nghiệp. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về giáo dục New Zealand và tra cứu ngành học của các trường cụ thể tại đây.

Giang Chi Anh - Giang Uyển Nguyên

Bình luận

Bạn có thể quan tâm