FIRE (Financial Independence, Retire Early) - xu hướng độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm - nở rộ những năm gần đây, trở thành mục tiêu phấn đấu của nhiều người trẻ. Họ chọn đầu tư để giúp tiền tích lũy “sinh sôi” nhanh chóng. Điều này cũng khiến họ đối mặt với bài toán: “Vốn ít có đầu tư được không?”.
Đầu tư luôn cần số vốn lớn?
Quan điểm “muốn đầu tư phải có vốn lớn” không sai nhưng chưa đủ. Bởi để đánh giá bản chất của đầu tư, người trẻ không nên giới hạn ở nguồn vốn. Bên cạnh khả năng tài chính, hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào kênh đầu tư, ngành nghề, kiến thức, chiến lược và kinh nghiệm. Nếu có tiền nhàn rỗi, dù nhiều hay ít, người trẻ luôn có lựa chọn phù hợp để đầu tư tài chính.
Sau hai năm đi làm và tích góp được 100 triệu đồng, Hải Nam (22 tuổi) muốn tìm hiểu đầu tư tài chính để tiền không “đóng băng” trong tài khoản. Dù đã mở tài khoản chứng khoán, anh vẫn e ngại thua lỗ khi đầu tư lần đầu. Bên cạnh đó, anh cũng không hứng thú gửi tiết kiệm vì lãi suất thấp, chỉ 5%/năm. Nhiều bạn trẻ gặp tình cảnh tương tự, vì nỗi sợ xuất phát từ kiến thức kinh tế, tài chính hạn hẹp.
Vốn ít nên đầu tư gì?
Câu hỏi này thường khiến nhiều người trẻ trăn trở. Tuy nhiên, vốn ít hay nhiều không phải vấn đề trọng tâm quan trọng, họ cần biết tiền đang được đầu tư vào cái gì. Đồng thời, nhà đầu tư cần xác định mức độ chấp nhận rủi ro theo 4 tầng: An toàn (nhà ở, xe, vàng, bảo hiểm); mang lại thu nhập (tiền gửi, chứng chỉ…); tài sản tăng trưởng (cổ phiếu, đất đai…) và rủi ro cao (đất nền, cổ phiếu mid cap…)
Song song, bạn cần thiết lập danh mục đầu tư hiệu quả. Người trẻ có thể chọn đầu tư từ thu nhập tích lũy, thậm chí từ 50.000 đồng. Việc đầu tư số tiền nhỏ và tích lũy như gieo mầm, sau đó quan sát cây lớn lên.
Người trẻ có thể bắt đầu từ hình thức đầu tư đơn giản, với sự hỗ trợ của công ty quản lý quỹ/chứng khoán... Khi thực sự hiểu rõ thị trường, nhà đầu tư có thể bắt đầu tự giao dịch.
Kênh đầu tư tiềm năng trong năm 2024
Quay lại câu chuyện của Hải Nam, 100 triệu có thể sinh lời nếu Gen Z này đặt ra chiến lược phù hợp. Theo đó, để tìm kênh đầu tư tiềm năng, Hải Nam cần xác định “khẩu vị” chấp nhận rủi ro, từ đó lựa chọn cấu trúc danh mục phù hợp.
Cụ thể, có 6 nhóm “khẩu vị” rủi ro gồm: An toàn, thận trọng, thận trọng vừa phải, cân bằng, tăng trưởng, tăng trưởng mạnh. Để biết bản thân thuộc nhóm nào, nhà đầu tư cần trải qua bài trắc nghiệm với một số câu hỏi như kiến thức, kinh nghiệm ở mức nào, dự định đầu tư bao lâu...
Sau khi xác định “khẩu vị” rủi ro, nhà đầu tư lựa chọn danh mục đầu tư tương ứng. Chẳng hạn với mức độ thận trọng vừa phải, lợi nhuận kỳ vọng khoảng 10%/năm, Hải Nam có thể phân bổ vốn theo tỷ trọng: 40% chứng khoán, 30% cho vàng, 20% gửi tiết kiệm, 10% trái phiếu.
Cũng theo giới chuyên gia, “tài sản vô hình là một trong những kênh đầu tư hiệu quả nhất”. Thực tế cũng cho thấy tài sản không đem lại lợi nhuận “vượt trội” như kiến thức. Đây mới là kênh đầu tư tạo dòng tiền lớn trong tương lai.
Có thể nói, đầu tư là hành trình trau dồi kiến thức, tích lũy tài sản, nâng cao kinh nghiệm. Với danh mục sản phẩm phong phú, không quan trọng vốn ít hay nhiều, người trẻ có thể bắt tay vào đầu tư để chinh phục giấc mơ tự chủ tài chính.
Thị trường chứng khoán có triển vọng phục hồi
Sau thời gian thị trường chứng khoán chuyển biến kém tích cực, chuyên gia đánh giá nhiều tia sáng hy vọng đã xuất hiện, đồng thời đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư.
Nhà đầu tư 9X: 'Để tồn tại trong thị trường cần kiến thức và kỷ luật'
Có mặt tại buổi hội thảo “Vĩ mô, cơ hội và thách thức” do CTCP Chứng khoán SSI tổ chức, nhà đầu tư 9X Vũ Quốc Hoàn hy vọng kiến thức thu được sẽ hỗ trợ mình trong việc đầu tư.
Nho sữa 'quý tộc' Trung Quốc đổ bộ chợ Tết bán giá siêu rẻ
Nho sữa “quý tộc” Trung Quốc vẫn tràn ngập chợ Việt với giá bán siêu rẻ. Đáng chú ý, trước đó loại nho sữa xuất xứ Trung Quốc này ở Thái Lan bị phát hiện có nhiều chất độc hại.