Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Người trẻ chuộng mua sắm online - không chỉ vì 'tiện'

Mua sắm online từ lạ trở thành một thứ “gia vị” không thể thiếu trong cuộc sống những người trẻ. Đây cũng là động lực cho các sàn TMĐT như Sendo trong cuộc chinh phục người dùng.

Sendo anh 1Sendo anh 2

Là người trẻ trưởng thành trong thời đại cách mạng công nghệ, Huy Tuấn (22 tuổi, Hà Nội), mỗi ngày hít thở bầu khí quyển mang tên Internet. Cũng bởi thế, khi mua sắm online xuất hiện, Huy Tuấn cùng rất nhiều bạn bè đồng thế hệ là những người tiếp cận sớm nhất với hình thức này. “Mình bắt đầu mua hàng online từ khi học cấp 3, lúc đó mua chủ yếu vì tò mò. Lên đại học, mình mua nhiều và thường xuyên hơn, phần ít vì tiện, phần nhiều vì rẻ. Lúc đó là sinh viên, đâu có nhiều tiền. Mua online có nhiều sản phẩm để lựa chọn, giá cả lại đa dạng nên gần như các đồ sinh hoạt, học tập 4 năm đại học của mình đều được đặt qua mạng”, Tuấn cho hay.

Sendo anh 3

Còn với bà mẹ một con Thu Hương (27 tuổi, TP.HCM), từ lâu, cô đã là khách hàng trung thành của các kênh mua sắm trực tuyến. “Cả tuần mình đi làm, cuối tuần nếu không ở nhà chơi với con thì cũng dẫn con đi chơi, hầu như không có thời gian mua sắm cho bản thân và gia đình. Con nhỏ nên thời gian đi chợ hay siêu thị cũng không nhiều, chỉ kịp để mua các thực phẩm mỗi tuần chứ thời gian ngắm nghĩa chỗ này chỗ kia với mình là gần như không có”, Hương chia sẻ. Chính vì vậy, các kênh mua sắm trực tuyến như Sendo là giải pháp giúp cô vừa tiết kiệm thời gian, vừa thỏa mãn nhu cầu chọn lựa hàng hóa.

Sendo anh 4

Nhiều năm trước, khi thương mại điện tử (TMĐT) hay mua sắm trực tuyến còn là những khái niệm xa vời, người tiêu dùng chỉ biết tìm đến các điểm mua sắm có sẵn. Vài năm sau, cuộc đổ bộ của những “ông lớn” TMĐT trong và ngoài nước, giúp người tiêu dùng Việt có cơ hội tiếp cận nhiều hình thức mua sắm hiện đại.

Sendo anh 5Năm 2018, Nielsen công bố có đến 98% người dùng Internet Việt Nam mua hàng qua mạng. Còn theo Cục cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, gần 1/3 dân số Việt Nam (tức khoảng hơn 30 triệu người) tham gia mua sắm trực tuyến.

Tổng doanh thu kinh doanh thương mại điện tử liên tục tăng, năm 2018 là hơn 8 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2017, gấp đôi năm 2015. Nếu tiếp tục giữ tốc độ này, tới năm 2020, quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD.

Theo đó, Việt Nam được dự đoán trở thành thị trường TMĐT lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á vào năm 2025 theo báo cáo Google-Temasek.

Với những số liệu ấn tượng này, ông Trần Hải Linh, CEO Sendo - trang TMĐT “made in Vietnam” nhận xét: “Dù có tốc độ tăng trưởng tốt, nhưng nếu so sánh với Ấn Độ, Trung Quốc hay Indonesia, thị trường TMĐT ở Việt Nam chỉ mới dừng ở mức tiềm năng với 3% tổng giá trị bán lẻ, dư địa để phát triển là rất cao. Với nhiều điều kiện thuận lợi, thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút sự đầu tư lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nội địa. Chúng tôi tin rằng những mô hình doanh nghiệp TMĐT nội địa như Sendo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ môi trường này”.

Sendo anh 6

Sendo anh 7

Quay trở lại câu chuyện của các bạn trẻ hiện đại, những người được gọi tên là thế hệ Y, Z hay millennial, TMĐT đã trở thành khái niệm quen thuộc đến mức những câu thoại như Alo, anh giao hàng online phải không ạ? hay Vâng em đang có ở nhà/trường/công ty, anh giao đến đi!... đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”.

Giờ nghỉ trưa ở văn phòng, vài cô gái trẻ xúm vào một màn hình điện thoại, tíu tít bàn tán chọn lựa gì đó; hay trong không gian ấm áp của quán cà phê, một cô nàng chăm chú lướt ngón tay trên màn hình smartphone... Đó không phải là những người trẻ đang bị đắm chìm trong thế giới ảo, mà biết tận dụng công nghệ để chuẩn bị cho cuộc sống thực.

Sendo anh 8

Nhóm chị em công sở có thể đang chọn mua đồ dùng gia đình giảm giá trên một trang TMĐT, thay vì dắt nhau trốn làm đi shopping. Việc cùng nhau mua sắm online không chỉ giúp họ nhận được ý kiến tư vấn của mọi người xung quanh, mà còn tiết kiệm được thời gian mua đồ, chi phí vận chuyển và thậm chí hưởng thêm khuyến mại, tiện lợi đủ đường. Còn với cô gái ngồi một mình, đã kịp tranh thủ đặt vài món dụng cụ học tập hay làm đẹp gửi về tận nhà, trong khi đang đợi bạn tới uống cà phê. Cứ thế, dòng chảy cuộc sống mỗi ngày như đi làm, đi học, đi chơi dường như chưa từng gián đoạn bởi các hoạt động mua sắm. TMĐT đã len lỏi vào từng ngách nhỏ của cuộc sống từ lúc nào mà ta không hay.

Thu Hương thừa nhận mình là một “con nghiện” mua sắm online: “Mình nhiều khi không nhớ được bản thân đã đặt gì khi hàng giao tới nơi, vì đặt quá nhiều. Hầu hết sản phẩm trên các trang TMĐT đều được trợ giá, rẻ hơn mua ở ngoài khá nhiều nên mình gần như không có nhu cầu đi mua sắm ở cửa hàng nữa. Giờ đến cả thứ nhỏ nhất như đôi găng tay rửa bát mình cũng đặt online cho rẻ và tiện”, Hương cười.

Mua sắm online ngày nay không chỉ nhanh và tiện, mà còn đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người mua hàng. “Mình hay mua trên Sendo, vì ở đây có nhiều chính sách miễn phí vận chuyển khá tiết kiệm. Ngoài ra, mình cũng khá ưng chính sách bảo hành khi mua online, khi liên lạc với hệ thống CSKH của Sendo là được hướng dẫn trả hàng và hoàn tiền ngay, đỡ hơn rất nhiều việc nếu đi mua trực tiếp phải di chuyển đi về, mất nhiều công sức và thời gian”, Huy Tuấn cho biết.

Sendo anh 12

Tiềm năng của TMĐT là không thể phủ nhận, đặc biệt ở Việt Nam - thị trường mà những người tiêu dùng trẻ chiếm đa số và có xu hướng ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê từ Sendo, lượng người dùng trẻ trong độ tuổi 18-34 tại đây chiếm 72,54%. Đây là tỷ lệ cao, khi mà Sendo đang có lượt truy cập web trung bình thuộc top 4 tại Việt Nam và top 10 khu vực Đông Nam Á năm 2018, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 16% trong năm 2019.

Sendo anh 13Những con số này, nếu cách đây 7 năm, với 40 người đầu tiên gây dựng nên dự án, là điều không tưởng: “Sendo bắt đầu từ một nhóm 40 người, trong đó hơn một nửa nhân sự làm về lập trình. Từ những ngày đầu chập chững đến nay, Sendo đã có một hệ thống công nghệ thông tin lớn, có thể đứng ngang hàng các công ty TMĐT hàng đầu trong khu vực, với lực lượng gần 1.000 người, trong đó hơn một nửa là lập trình viên xây dựng được hệ thống có thể xử lý cả hàng trăm triệu USD giao dịch”, ông Trần Hải Linh chia sẻ.

Tính đến nay, Sendo là sàn TMĐT thuần Việt có tốc độ phát triển nhanh và bền vững, với mức tăng trưởng tăng 3 lần so với năm trước. Đón nhận khoản vốn lên đến 51 triệu USD từ các đối tác lớn trong năm vừa qua, hiện Sendo sở hữu hơn 10 triệu sản phẩm từ 370.000 người bán trên toàn quốc.

Hướng tới mục tiêu đạt 1 tỷ USD GMV (tổng số tiền hàng hóa bán được trên nền tảng) trước năm 2020, sự phát triển của Sendo cũng đại diện cho tiềm năng tăng trưởng của TMĐT nói chung và TMĐT nội địa nói riêng trên hành trình phổ cập mua sắm online cho người dân Việt Nam, không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn.

Thị trường nông thôn thường bị các doanh nghiệp TMĐT bỏ qua vì nhiều khó khăn, nhưng với Sendo, đây là nơi để doanh nghiệp tạo ra giá trị cho xã hội. Chia sẻ về định hướng cung ứng hàng hóa cho khu vực nông thôn, ông Trần Hải Linh nói: “Chúng tôi nhận thấy khách hàng tiềm năng tại tỉnh lẻ vẫn chưa có cơ hội tiếp cận đa dạng hàng hóa, nói cách khác là ngay cả khi ‘có tiền cũng không có chỗ để tiêu’. Thay vì chỉ tập trung bán hàng phân khúc giá cao, chất lượng tốt, dịch vụ nhanh, hiệu quả để cạnh tranh và thu hút khách hàng ở thành phố lớn, Sendo còn quan tâm đến nhu cầu của người dân các tỉnh thành khác. Cái họ cần là chi phí rẻ, dịch vụ tốt, hàng hóa phải đảm bảo được tính đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá thành cạnh tranh. Đây cũng là điểm chính hình thành mô hình phát triển của sàn TMĐT C2C”.

Với hướng đi và cách tiếp cận đa dạng, TMĐT Việt Nam đang phát triển theo hướng có lợi cho người dùng, đặc biệt là với người trẻ hiện tại và tương lai - những người sinh ra trong thời đại kỷ nguyên số. Cơ hội cho các doanh nghiệp nội như Sendo vẫn nhiều rộng mở, khi biết lấy những người trẻ làm trung tâm cho sự phát triển.

Giang Tiểu San

Đồ họa: Xuân Tùng

Bạn có thể quan tâm