Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người tiêu dùng Mỹ đang gánh khối nợ tín dụng gần 1.000 tỷ USD

Lạm phát chóng mặt khiến giá cả tăng cao và mức chi tiêu mạnh mẽ sau đại dịch đã khiến người Mỹ phụ thuộc vào thẻ tín dụng, đẩy dư nợ lên mức kỷ lục 986 tỷ USD.

Theo trang tin Bloomberg, chỉ trong quý IV/2022, dư nợ thẻ tín dụng của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng tới gần 61 tỷ USD - xác lập mức tăng lớn nhất kể từ năm 1999 và đẩy tổng dư nợ tín dụng của nước này lên gần 1.000 tỷ USD.

Được biết, mức cao nhất trước đó là 927 tỷ USD vào quý IV/2019.

no tin dung My anh 1

Người tiêu dùng Mỹ càng ngày càng phụ thuộc vào thẻ tín dụng. Ảnh: Getty Images.

Người tiêu dùng hiện tại không chỉ phụ thuộc vào thẻ tín dụng mà thậm chí còn không thể thanh toán các khoản nợ, với tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn nhiều so với trước đại dịch. Theo báo cáo mới nhất về nợ hộ gia đình của Fed, hơn 4% nợ thẻ tín dụng tại nước này đã chuyển sang trạng thái quá hạn nghiêm trọng khi chủ thẻ không thể thanh toán trong vòng 90 ngày.

Nợ tín dụng gia tăng đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong nền kinh tế Mỹ so với vài năm trước, khi các gói kích thích tín dụng cho phép người dùng hưởng lợi từ lãi suất thấp. Vào đầu năm 2021, số dư thẻ tín dụng thậm chí đã giảm tới 17% so với mức cao nhất trước đại dịch - theo báo cáo từ Bankrate.com.

Tuy nhiên, mức lạm phát hiện tại đang làm tăng mọi loại chi phí, từ thực phẩm đến năng lượng, và việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) liên tục tăng lãi suất để ổn định giá cả đã đẩy lãi tín dụng lên gần 20%.

Nhìn chung, dư nợ thẻ tín dụng đã tăng tổng cộng 130 tỷ USD trong năm 2022 - xác lập mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất từ trước đến giờ. Và với khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất, chi phí vay tín dụng dự kiến đạt mức cao nhất trong vòng 4 thập kỷ qua.

"Đây là vấn đề lớn đối với những người dùng thẻ tín dụng, và chúng tôi thống kê rằng gần 50% chủ thẻ hiện nay đều mắc nợ vì quá hạn thanh toán", ông Ted Rossman - nhà phân tích cấp cao tại Bankrate - cho biết.

Các nhà đầu tư khởi động lại đường đua vào chứng khoán Trung Quốc

Giới đầu tư toàn cầu đang đổ tiền trở lại vào chứng khoán Trung Quốc với kỳ vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở cửa trở lại sẽ giúp thị trường tăng cao.

Sau 2 năm đóng băng, doanh nghiệp Trung Quốc lại đổ tới Mỹ để IPO

Các startup Trung Quốc đang bắt đầu trở lại thị trường chứng khoán Mỹ để huy động vốn sau một thời gian kiểm soát nghiêm ngặt.


Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm