Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người thầy với triết lý 'đừng bao giờ nghĩ học trò ngu dốt'

Bằng tình yêu thương vô bờ, phương pháp giáo dục đặc biệt, những cống hiến của thầy Jaime Escalante đã trở thành hiện tượng của nền giáo dục xứ cờ hoa.

Thầy Jaime Escalante. Nguồn: El Diario.

Điều gì khiến câu chuyện về cuộc đời thầy Jaime Escalante được Hollywood dựng thành bộ phim gây tiếng vang - Stand and Deliver (Đừng bao giờ nghĩ học trò ngu dốt)?

Những buổi tay cầm dao phay, đầu đội mũ đầu bếp; những ví von trục tung - trục hoành với võ đài của các đấu sĩ hay những phương pháp dạy Toán đặc biệt của thầy Jaime Escalante đã thực sự làm nên kỳ tích: Đưa những học trò cá biệt, ngỗ ngược và vô lễ đặt chân vào những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ như Harvard, MIT, Stanford…

Phương pháp giáo dục đặc biệt

Câu chuyện về cuộc đời người thầy giáo gốc Bolivia Jaime Escalante (1930-2010) đã truyền cảm hứng cho tác giả Jay Mathews viết nên tác phẩm Escalante: Người thầy xuất sắc nhất nước Mỹ.

Jay Mathews chia sẻ: “Tôi chưa gặp một nhà giáo ở đất nước này từng tạo ra một kết quả ngoạn mục trong hoàn cảnh khó khăn như vậy. Thậm chí, ông còn đưa ra nhiều câu trả lời thuyết phục trước những câu hỏi hóc búa, mang tính thời đại trong lĩnh vực giáo dục”

Phương châm giảng dạy của thầy Escalante là học sinh khi đến lớp chỉ cần mang theo một thứ duy nhất, đó là khát vọng thành công và nhiệm vụ của người thầy là khơi dậy khát vọng đó.

Jaime Escalante vốn là giáo viên dạy Toán tại một trường địa phương ở Bolivia. Năm 34 tuổi, ông đến Los Angeles (Mỹ) nhưng không xin được việc bởi không biết tiếng Anh. Thời điểm đó, Mỹ không công nhận chứng chỉ giảng dạy của Bolivia.

Thế nhưng, Escalante không nản lòng. Ông quyết định trụ lại Mỹ, vừa học tiếng Anh vào ban đêm, vừa làm nhiều công việc chân tay bán thời gian. Sau 10 năm cố gắng để có được chứng chỉ giáo viên bằng tiếng Anh, Escalante đã nộp đơn xin việc và phỏng vấn tại nhiều trường ở Mỹ, nhưng không may mắn, ông đều bị từ chối. Phải đến năm 44 tuổi, ông mới trở thành giáo viên dạy Toán tại trường Trung học Garfield.

Tuy nhiên, tin vui vừa đến thì Escalante lại phải đón nhận điều đáng buồn: Garfield là một trong những trường thiếu thốn nhất ở Los Angeles, California, học sinh ở đây rất ngỗ ngược, quậy phá, không chịu học Toán và ăn nói vô lễ. Thậm chí, nhiều giáo viên đã phải rời bỏ ngôi trường này vì cảm thấy bất lực.

Vẫn giữ quyết tâm khơi dậy khát vọng ở học sinh, Escalante tìm ra những phương pháp giáo dục đặc biệt, bởi học trò của ông hầu hết là những em cá biệt. Càng tiếp xúc, ông càng nhận thấy chúng không tệ như ông tưởng, chỉ là không được giáo dục tử tế do gia cảnh nghèo khó, cộng thêm sự thờ ơ của nhà trường nên mới có những hành động chống đối việc học.

Nhận thấy điều đó, thầy Escalante biến những bài giảng của mình thành giờ học thú vị, bám sát vào sở thích của học sinh, hài hước nhưng vẫn hiệu quả, đánh vào lòng hiếu kỳ của các em.

Ban đầu, vì những phương pháp giảng dạy khác biệt của mình, thầy Escalante thường xuyên bị ban giám hiệu nhà trường phản đối. Thậm chí, phó hiệu trưởng trường học còn dọa đuổi việc Escalante vì thấy ông luôn đi sớm về khuya, “phá vỡ khuôn phép hành chính” của nhà trường.

Thế nhưng, Escalante khẳng định chỉ cần có nhiệt huyết và phương pháp đúng đắn, giáo viên hoàn toàn có thể biến những học trò ngỗ nghịch thành cần cù, hiếu học và trao cho các em cơ hội vào được những trường đại học mơ ước.

Thay Jaime Escalante anh 1

Sách Escalante: Người thầy xuất sắc nhất nước Mỹ. Ảnh: T.V.

Thành quả xứng đáng

Thành công luôn đến với những người biết nỗ lực. Kết quả năm đó, cả 18 học sinh trong lớp đã vượt qua một kỳ thi Giải tích nâng cao để vào được những trường đại học tốt nhất nước Mỹ. Kết quả này khiến hội đồng thi bất ngờ đến mức… nghi ngờ. Nhưng sau khi tổ chức thi lại cho 14 em bị buộc tội quay cóp để đảm bảo quá trình thi không có bất kỳ dấu hiệu gian lận nào, kết quả là 12 em đồng ý thi lại đều vượt qua kỳ thi đó một cách xuất sắc.

Hơn 35 năm đứng trên bục giảng tiếp theo, Escalante tiếp tục truyền lửa và đào tạo hơn 400 học sinh cũng là người nhập cư như ông đỗ vào những trường đại học, học viện nổi tiếng thế giới.

Không chỉ truyền cảm hứng cho học trò và những người thầy, cuốn sách Escalante: Người thầy xuất sắc nhất nước Mỹ cũng tiết lộ cho chúng ta biết về hình mẫu giáo viên mà mọi học sinh cần. Niềm đam mê và sự cống hiến hết mình cho nền giáo dục Mỹ của Escalante đã mang lại nhiều thành tựu. Dù với những học sinh ngỗ ngược nhất, ông vẫn có khả năng cảm hóa chúng và dù xã hội mất niềm tin vào những học sinh đó, ông vẫn luôn tin rằng chúng có thể làm được điều mà bao học sinh gốc Mỹ có thể đạt được.

Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục của thầy Escalante cũng nhắc nhở các giáo viên hãy tự đặt câu hỏi: Có bao nhiêu học sinh phát huy hết tiềm năng của mình trong một lớp học ở trường?

Với những nỗ lực đó, Escalante đã giành được nhiều giải thưởng cao quý cho những cống hiến vì nền giáo dục. Ông còn được cựu Bộ trưởng Giáo dục Mỹ William J. Bennett nhận xét là “người anh hùng thực sự của nước Mỹ”.

Năm 2010, khi Escalante qua đời, Tổng thống Barack Obama đã gửi thông điệp chia buồn: “Jaime Escalante đã chứng minh cho mọi người thấy lý lịch của một người không quyết định việc người đó có thể đi bao xa. Ông chính là nhân tố thúc đẩy niềm đam mê và quyết tâm của học sinh để họ nhận ra tiềm năng của chính mình”.

Câu chuyện về người thầy tận tụy đã tạo nên hiện tượng xuất bản

James Hilton đã viết nên áng văn cảm động về một người thầy đáng kính. Trường học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức, ở đó chúng ta còn học cách trao đi yêu thương.

'Người thầy đầu tiên' gieo niềm tin về nhân cách, nghị lực

Câu chuyện mãi khắc sâu trong đáy lòng tôi rằng tình thầy trò là tình cảm rất cao quý, rất thiêng liêng, rằng tình thầy trò thật đẹp, thật ấm áp và gần gũi.

Nguoi viet tre giua muon trung vay hinh anh

Người viết trẻ giữa muôn trùng vây

0

Lực lượng tác giả trẻ khá đông đảo hiện nay đã và đang đóng góp đáng kể vào sự phong phú của nền văn học đương đại. Tuy nhiên, nhiều cây bút trẻ cũng đang từng ngày vật lộn với muôn vàn âu lo, để sống và viết.

Thu Huệ

Bạn có thể quan tâm