Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Nga phản đối Trung Quốc đầu tư ở Siberia và vùng Viễn Đông

Bất chấp quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước, đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc gây ra sự phẫn nộ và căng thẳng với người dân Nga, đặc biệt ở Siberia và vùng Viễn Đông.

Việc tòa án của Nga tạm dừng việc xây dựng nhà máy nước đóng chai trên bờ hồ Baikal của Siberia tuần trước được ca ngợi là chiến thắng cho các nhà môi trường.

Dự án xây dựng ở hồ nước ngọt lớn nhất hành tinh chịu sự phản đối kịch liệt của công chúng do lo ngại về những thiệt hại không thể khắc phục lan rộng từ Siberia đến tận Moscow. 

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng phản ứng của công chúng cũng được thúc đẩy bởi sự nghi ngờ và thù địch của nhiều người Nga chống lại đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Nga lo ngai dau tu Trung Quoc anh 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: en.kremlin.ru.

Dự án 21 triệu USD đang được xây dựng bởi AquaSib, công ty Nga thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc ở Đại Khánh, thành phố thuộc tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc, cách hồ 1.430 km. Theo AquaSib, 80% nước đóng chai sẽ được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc.

"Những vấn đề trong trao đổi kinh doanh Nga - Trung Quốc ở Serbia đã tạo ra vấn đề thực sự cho Moscow. Dư luận Nga và phần lớn các phương tiện truyền thông đại chúng phản đối các dự án của Trung Quốc. Nhà máy đóng chai mới chỉ làm tăng thái độ tiêu cực của một số người Nga đối với Trung Quốc", ông Yury Tavrovsky, giáo sư danh dự tại Đại học Hữu nghị Nhân dân của Nga, nói với South China Morning Post.

Quan hệ chính thức giữa Nga và Trung Quốc đang trở nên thân thiết, một phần do cả hai quốc gia đều đang căng thẳng với Mỹ.

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, trong một thập kỷ qua, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Nga đã tăng gấp gần 9 lần, đạt 13,8 tỷ USD vào năm 2017. 2/3 số tiền đó nhắm vào tài nguyên thiên nhiên Nga, liên quan đến các lĩnh vực khai thác, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nông nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, thay vì thúc đẩy các mối quan hệ thân thiện, các khoản đầu tư của Trung Quốc đã gây phẫn nộ và căng thẳng, đặc biệt ở Siberia và vùng Viễn Đông Nga.

Trong những năm gần đây, đầu tư của Trung Quốc đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội.

Hoạt động kinh doanh khai thác gỗ mở rộng làm dấy lên lo ngại rằng người Trung Quốc đang phá hủy các khu rừng cổ xưa của Nga, nhà cung cấp gỗ lớn nhất của Trung Quốc.

Hàng trăm nghìn ha đất nhàn rỗi được các công ty Trung Quốc thuê để canh tác bị truyền thông cảnh báo là sự xâm chiếm của Bắc Kinh.

Theo Robert Kaplan, nhà phân tích chính sách đối ngoại tại Eurasia Group, người Nga lo ngại rằng Trung Quốc sẽ giành lại ảnh hưởng về nhân khẩu học và sự kiểm soát kinh tế theo thời gian, qua nhiều năm và nhiều thập kỷ.

Theo điều tra dân số năm 2010, chỉ có 8,3 triệu người sống ở vùng Viễn Đông Nga. Ở phía nam của Nga, tại ba tỉnh giáp biên giới của Trung Quốc, có tổng cộng 90 triệu dân.

Kaplan nói rằng bất kể quan hệ song phương chính thức tốt đẹp thế nào, các cuộc biểu tình tại địa phương như cuộc biểu tình gần đây chống lại nhà máy nước đóng chai ở hồ Baikal có khả năng sẽ tái diễn.

"Việc của Bắc Kinh và Moscow là giữ cho mọi thứ yên tĩnh và hòa bình, vì nếu không thì mối quan hệ đối tác chiến lược của họ sẽ bị hủy hoại", ông nói.

Đội 'hổ lớn' cùng ông Tập Cận Bình công du châu Âu

Nhóm quan chức hàng đầu có trách nhiệm trực tiếp phát triển và thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du châu Âu.

Xây cao tốc vốn TQ, ông Hun Sen bác bỏ cáo buộc ‘thuộc địa’ Bắc Kinh

Thủ tướng Hun Sen ngày 22/3 phủ nhận nguy cơ Campuchia trở thành "thuộc địa" Trung Quốc giữa lúc nước này khởi công xây dựng đường cao tốc trị giá 2 tỷ USD do Bắc Kinh tài trợ.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm