Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Mỹ không chỉ đau đầu vì giá xăng

Giá nhiên liệu và thực phẩm tại Mỹ đã tăng mạnh trong năm nay. Nhưng các mặt hàng khác cũng không miễn nhiễm với đà tăng giá, đè nặng lên túi tiền người tiêu dùng.

Theo CNBC, ở Mỹ, lạm phát không chỉ hiện diện ở các trạm xăng và cửa hàng tạp hóa. Điều đó buộc giới chức Mỹ phải hành động mạnh tay để kiểm soát giá cả.

Giá năng lượng và thực phẩm đã tăng vọt trong năm qua, tạo tác động trực tiếp tới túi tiền của người tiêu dùng Mỹ. Nhưng một số nhóm hàng hóa và dịch vụ khác cũng đóng góp phần lớn vào đà tăng của lạm phát.

Lam phat My anh 1

Tại Mỹ, thực phẩm và năng lượng không phải những hàng hóa duy nhất tăng giá mạnh trong năm nay. Ảnh: Reuters.

Giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt

3 yếu tố đầu vào lớn của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo lạm phát phổ biến nhất - là thực phẩm, năng lượng và nhà ở. Các yếu tố này chiếm khoảng 54% CPI. Nhưng quan trọng hơn, người tiêu dùng rất dễ nhận thấy sự xuất hiện của lạm phát nếu giá của những hàng hóa này tăng cao.

Bởi người tiêu dùng đến cửa hàng tạp hóa và trạm xăng mỗi ngày. Do đó, họ dễ nhận thấy sự biến động giá cả hơn. Điều này đặc biệt đúng với giá xăng, ngay cả khi chúng chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình.

"Đó là những thứ mà các vị phải trả tiền. Mọi người cần chi trả cho chỗ ở, cho đồ ăn, và hầu hết phải mua nhiên liệu. Còn lạm phát được coi là thách thức của tiêu dùng", ông Tom Porcelli - nhà kinh tế trưởng tại RBC Capital Markets - bình luận.

Lạm phát tại Mỹ trong một năm qua
Cục Thống kê Lao động Mỹ
NhãnTháng 6/2021Tháng 7/2021Tháng 8/2021Tháng 9/2021Tháng 10/2021Tháng 11/2021Tháng 12/2021Tháng 1/2022Tháng 2/2022Tháng 3/2022Tháng 4/2022Tháng 5/2022

% 5.45.45.35.46.26.877.57.98.58.38.6

Lạm phát Mỹ tăng nóng do nhiều nguyên nhân. Chuỗi cung ứng rơi vào tình trạng tắc nghẽn đã đẩy giá lên cao. Giá nhiên liệu tăng phi mã trong những tháng qua nhờ nhu cầu phục hồi và sản lượng giảm.

Việc Nga đổ quân vào Ukraine và các lệnh trừng phạt từ phương Tây đối với Moscow càng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng. Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết giá năng lượng đã tăng 34,6% trong năm qua, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 9/2005, còn giá lương thực tăng 10,1%, lần đầu vượt mức 10% hồi tháng 3/1981.

Giá xăng trung bình tại Mỹ đã chạm ngưỡng 5 USD/gallon (1 gallon tương đương 3,79 lít) vào tháng 6, thời điểm bắt đầu mùa cao điểm lái xe.

Theo số liệu của Đại học Michigan, chỉ số đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1978, tức thấp hơn thời điểm lạm phát đạt đỉnh vào năm 1981.

Lạm phát cốt lõi

Nhưng câu hỏi đặt ra là lạm phát đến từ những đâu. CNBC cho rằng hãy nghĩ tới một số mặt hàng tốn kém nhưng được ít người để ý hơn như dịch vụ chăm sóc bãi cỏ, dịch vụ thú y và cho thuê xe hơi. Nhóm dịch vụ ngoại trừ dịch vụ năng lượng chiếm tới 57% CPI và đã tăng giá 5,2% trong vòng 12 tháng qua.

Một nhóm khác là "hàng hóa ngoại trừ thực phẩm và năng lượng", bao gồm đồ gia dụng, thiết bị và quần áo. Danh mục này chiếm tới 21,4% CPI và đã tăng giá 8,5% trong năm qua.

Chúng tôi đang theo dõi sát sao lạm phát cốt lõi. Bởi nó có thể dự báo tốt hơn về lạm phát tương lai

Chủ tịch FED Jerome Powell

Lạm phát tăng cao được cho là do giá năng lượng tăng phi mã. Nhưng trên thực tế, 2 trong số nhỏ nhất trong CPI đều liên quan đến năng lượng. Đó là các mặt hàng năng lượng (dầu nhiên liệu và propane) - chiếm 4,8%, và những dịch vụ năng lượng (điện và khí đốt) - đóng góp vào 3,4% CPI.

Tuy nhiên, 2 danh mục này ghi nhận mức tăng giá lần lượt 50,3% và 16,2% trong năm nay. Đó là một con số đáng chú ý.

Các nhà kinh tế sẽ loại bỏ chi phí thực phẩm và năng lượng nhiều biến động để tính toán lạm phát cốt lõi. Họ cho rằng điều đó có thể tạo ra bức tranh toàn diện hơn về lạm phát.

Trong tháng 5, CPI cốt lõi tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, còn CPI tiêu đề (bao gồm cả giá thực phẩm và năng lượng) tăng 8,6%.

Ngay cả Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cũng thừa nhận rằng đây là thời điểm tốt để tập trung hoàn toàn vào lạm phát.

"Tạo sao người dân phải phân biệt lạm phát tiêu đề và lạm phát cốt lõi", lãnh đạo ngân hàng trung ương Mỹ đặt câu hỏi. "Chúng tôi đang theo dõi sát sao lạm phát cốt lõi. Bởi nó có thể dự báo tốt hơn về lạm phát tương lai. Nhưng lạm phát tiêu đề ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng", ông Powell lập luận.

FED đang tìm cách kiểm soát lạm phát bằng nâng lãi suất. Hôm 15/6, ngân hàng trung ương Mỹ thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, đưa lãi suất tham chiếu tại Mỹ lên khoảng 1,5-1,75%.

Lạm phát tháng 5 tăng lên mức cao nhất trong vòng 41 năm, kéo tụt niềm tin của người tiêu dùng, buộc FED phải hành động mạnh tay hơn. Trước đó, cơ quan này đã có 2 lần nâng lãi suất trong năm nay. Nhưng đến nay, các động thái của FED vẫn chưa có nhiều tác dụng.

Điều gì xảy ra sau khi FED mạnh tay tăng lãi suất?

Sau khi FED nâng lãi suất, nền kinh tế Mỹ có thể bị đẩy vào một cuộc suy thoái, nhu cầu nhập khẩu toàn cầu lao dốc, kéo tụt tăng trưởng kinh tế thế giới.

Giá xăng tăng kỷ lục, vì sao nhu cầu du lịch vẫn cao?

Lạm phát và giá nhiên liệu tăng vọt trên toàn cầu. Nhưng điều đó không thể ngăn du khách chi tiêu cho du lịch, bởi nhu cầu đã bị dồn nén trong thời kỳ đại dịch.

Dong USD cao nhat 13 thang hinh anh

Đồng USD cao nhất 13 tháng

0

Chỉ số USD-Index vừa chạm mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Trong nước, giá giao dịch đồng bạc xanh tại các ngân hàng thương mại cũng tăng kịch trần cho phép.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm