Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Người mới nhất làm rò rỉ tài liệu Mỹ không giống Edward Snowden

Khác với những vụ rò rỉ tài liệu có động cơ chính trị ở Mỹ, việc thông tin phát tán trên Discord hé lộ kiểu làm lộ bí mật quốc gia mới, với mục đích gây ấn tượng với bạn trên mạng.

my bi lo tai lieu anh 1

Một thập niên trước, khi những cá nhân tiết lộ cho công chúng tài liệu an ninh cấp quốc gia, họ sẽ bị coi là “kẻ phản bội” hoặc “người tố giác” tùy quan điểm chính trị của từng người.

Trong tuần này, khi Jack Teixeira - thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Mỹ - bị buộc tội tiết lộ tài liệu mật, không có nhiều lời xì xào bàn tán về “tội phản quốc” hay “người tố giác.

Theo Washington Post, phản ứng lần này là vì động cơ và phương pháp của nghi phạm xuất phát từ nhóm văn hóa khác lạ tồn tại trong xã hội Mỹ.

Khi "bí mật chỉ dành cho kẻ thất bại"

Trong thập niên qua, Edward Snowden, Chelsea Manning và Reality Winner là những ví dụ nổi bật, có động cơ phát tán tài liệu mật bất hợp pháp với hy vọng thay đổi chính sách hoặc thông lệ của Mỹ.

Ví dụ, trong trường hợp của Snowden, ông tiết lộ tài liệu mật nhằm phản đối nỗ lực liên bang trong việc thu thập hàng loạt hồ sơ cuộc gọi của người Mỹ.

Ngược lại, theo bạn bè và người quen trên Discord, Teixeira không có tuyên bố nào như vậy. Dù Teixeira chỉ trích một số chính sách của Mỹ và lan truyền ảnh chế và khẩu hiệu phân biệt chủng tộc, anh dường như không hành động dựa trên tư tưởng hay động cơ chính trị. Mục đích của Teixeira có thể là nhằm chứng minh bản thân trên mạng xã hội.

Ví dụ, chưa có bằng chứng nào cho thấy Teixeira mong muốn Mỹ thay đổi trong cách phản ứng với chiến sự Ukraine, do các tài liệu bị rò rỉ không thể hiện bất cứ quan điểm cụ thể nào. Thay vào đó, người đàn ông 21 tuổi này dường như chia sẻ tài liệu mật vì anh có thể, và tin bạn bè trên Discord chỉ lưu hành nội bộ.

Dẫu vậy, động cơ mới này không làm giảm bớt mối nguy với an ninh quốc gia Mỹ do công khai trái phép tài liệu mật, mà còn làm sáng tỏ rủi ro an ninh vốn ít được chú ý hơn nhiều.

my bi lo tai lieu anh 2

Jack Douglas Teixeira, thành viên lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Mỹ, bị bắt giữ ngày 13/4. Ảnh: WCVB-TV/Reuters.

Teixeira là ví dụ về hiện tượng đang phát triển, mà các chuyên gia gọi là “mối đe dọa nội bộ trong thế hệ kỹ thuật số”. Sự xuất hiện của hiện tượng này gần như không thể tránh khỏi, khi những người tiết lộ bí mật không nhằm mục đích chính trị, mà muốn sống trong “cuộc sống trực tuyến” một cách minh bạch nhất có thể, ít quan tâm đến các quy tắc họ cho là lỗi thời.

Alexis Wichowski - chuyên gia từ Đại học Columbia - cho biết nhóm người này tuân theo triết lý rằng “bí mật chỉ dành cho những kẻ thất bại”.

“Đây không phải là kiểu rò rỉ thông tin truyền thống hay cố tình công khai bí mật”, bà Wichowski nói. “Đây là kiểu chia sẻ thông tin bí mật với một nhóm rất nhỏ để giáo dục hoặc trao quyền cho họ. Bí mật này chỉ thuộc về vòng tròn quan hệ của anh ta, giúp họ có vị thế trước công chúng”.

Các chuyên gia lo ngại rủi ro tiếp theo với an ninh quốc gia Mỹ có thể đến từ những người như Teixeira, khi chính phủ thuê và tin tưởng các chuyên gia công nghệ lớn lên trong nền văn hóa kỹ thuật số và có suy nghĩ “bí mật chỉ dành cho những kẻ thất bại”.

Không giống những vụ trước, Teixeira có thể đại diện cho một quan điểm phổ biến, với suy nghĩ không có lý do gì để không tiết lộ mọi khía cạnh trong cuộc sống cho những mối quan hệ thân thiết trên mạng.

Những vụ rò rỉ này có vẻ ít nghiêm trọng hơn do không có động cơ chính trị, nhưng cũng khó phát hiện, kiểm soát và ngăn chặn hơn, do việc rò rỉ mang tính tình cờ.

Jon Mills - giáo sư luật tại Đại học Florida - cho biết kiểu rò rỉ này “có thể nguy hiểm hơn so với phát tán vì mục đích chính trị, bởi vụ việc phổ biến và ngẫu nhiên hơn. Đây là cấp độ nguy hiểm mới, và nên là hồi chuông cảnh tỉnh”.

Chia sẻ mọi điều mới là tin tưởng

Các chuyên gia cảnh báo mặc dù thuật ngữ “mối đe dọa nội bộ trong thế hệ kỹ thuật số” hàm ý rủi ro chủ yếu từ người trẻ tuổi, đây không phải toàn bộ bức tranh.

“Chúng ta phải thận trọng trong việc biến Teixeira thành tấm gương cho cả một thế hệ. Nhưng đây là thế hệ tin tưởng người lạ hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây”, John Della Volpe - giám đốc thăm dò ý kiến tại Viện Chính trị Trường Harvard Kennedy - nói.

Sự tin tưởng đó dễ bị lợi dụng. Ông Della Volpe cho biết nhiều người thường dễ dàng chia sẻ bí mật, bởi “họ tin đối phương không được lợi gì khi chia sẻ thông tin hoặc dữ liệu cá nhân của họ”. Chia sẻ những bí mật cũng trở thành cách kết nối với người lạ.

Dẫu vậy, các quyết định của Teixeira không nhất thiết bắt nguồn từ ý nghĩ cực đoan.

“Cậu ấy làm vậy có thể vì những động cơ trong sáng nhất, làm cho gia đình tự hào, xây dựng một cộng đồng riêng, phục vụ đất nước mình”, ông Della Volpe nói. “Thế nhưng, cậu lại đang đặt đất nước mình vào tình thế nguy hiểm, có khả năng hủy hoại cuộc sống của bản thân và gia đình”.

Bắt đầu đăng tải tài liệu từ năm ngoái, Teixeira muốn bạn trên Discord biết thêm về chiến sự Ukraine và tin tưởng giao thông tin cho họ, một người bạn tiết lộ.

my bi lo tai lieu anh 3

Discord đang vướng vào cuộc điều tra về vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Có người nói việc một người vượt qua bài kiểm tra của chính phủ lại dễ dàng tin tưởng người lạ trên mạng là quá vô lý. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy quan điểm của chính phủ trong đảm bảo an ninh và việc thế hệ trẻ chấp nhận tính minh bạch trên mạng vốn mâu thuẫn suốt nhiều năm.

“Đây là hiện tượng của thời đại kỹ thuật số, và không chỉ xảy ra với người trẻ. Khi nhiều người có những mối quan hệ đáng giá trên mạng, họ tự hào xác định mình mang một đặc điểm nhất định, và tin chắc nhóm của mình đã đúng”, bà Wichowski nói.

Trong bối cảnh đó, với một số người, chia sẻ tài liệu mật là bước cuối cùng để chứng minh sự cam kết và lòng trung thành với nhóm của mình.

Giáo sư Mills cho biết ngay cả những người không bao giờ nghĩ đến việc tiết lộ bí mật quốc gia cũng thường nghĩ Mỹ sẽ tốt hơn nếu công khai thêm nhiều thông tin mật.

“Ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, có thái độ mọi thứ nên cởi mở, trừ khi thực sự cần giấu và chính phủ đang che đậy quá nhiều điều”, ông nói.

“Tôi luôn nghe điều này từ các sinh viên: ‘Em không có gì phải sợ. Chúng em chia sẻ mọi thứ với mọi người’. Đưa toàn bộ cuộc sống lên mạng được xem là lý tưởng”, ông nói.

Tiết lộ về tổng thống Mỹ

Mục Thế giới xin giới thiệu tủ sách về tổng thống Mỹ, cung cấp cho độc giả thông tin về các đời tổng thống Mỹ cùng những người thân của họ, qua đó cho phép chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn không chỉ vào cuộc đời của những nhà lãnh đạo xứ cờ hoa mà còn là vào nền chính trị Mỹ.

Ông Trump thôi nói về bất bình trong cuộc bầu cử năm 2020

Thay vì chỉ trích kết quả bầu cử năm 2020, ông Trump hôm 15/4 đề cập đến những cam kết cùng tầm nhìn của mình với đảng Cộng hòa và nước Mỹ nếu một lần nữa lên làm tổng thống.

'Con đường' dẫn tới nhà nghi phạm rò rỉ tài liệu mật của Mỹ

Một nhóm điều tra trực tuyến, một cơ quan truyền thông và FBI đều đã theo dõi các manh mối và đường dẫn trên mạng để tìm và xác định danh tính nghi phạm.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm